Friday, January 1, 2021

Ebook kỹ thuật Thái cực quyền của Trịnh Mãn Thanh

Kỹ thuật Thái cực quyền


Đây là cuốn sách hướng dẫn kỹ thuật thái cực quyền của võ sư Trịnh Mãn Thanh.

Trịnh Mãn Thanh (hoặc Trịnh Minh Thanh, Zheng Manqing hoặc Cheng Man Ching), 1901-1975) là võ sư thái cực quyền nổi tiếng dòng Dương gia. Ông là đệ tử của quyền sư Dương Trừng Phủ (Yang Cheng Fu).

Ông có công truyền bá thái cực quyền Dương gia vào phương tây và có thể nói là võ sư xuất sắc nhất của Dương thị thái cực quyền đời thứ 4.

Đây là link: Download ebook kỹ thuật thái cực quyền Trịnh Mãn Thanh


Friday, March 9, 2018

Thôi thủ thái cực quyền

Thôi thủ, còn gọi là đáp thủ  hoặc kháo thủ, là phương pháp luyện tập cách dụng chiêu khi cận chiến với đối thủ. Bất luận môn phái quyền thuật nào cũng có phương pháp thôi thủ riêng cho mình.
     Ý nghĩa của thôi thủ là gì ? Ở Thái Cực Quyền (TCQ) thôi thủ nhằm mục đích luyện việc đổng kính , tức là tăng cường năng lực cảm giác . Trong khi hai người thôi thủ , do sự tiếp xúc của tay hay bộ phận thân thể nào của đối phương với thân thể của mình , thì ta cảm giác được ngay đường đi nước bước kình lực của đối phương , khinh trọng hư thực ra sao , sau mới có thể triêm hoặc niêm tay của đối phương không để cho thoát , và khéo hơn nữa là dùng kình lực của đối phương trả lại đối phương , giử vững thế chủ động của ta , và tùy ý đẩy đối phương ngã nhào . Như vậy mới là luyện được ” Ðổng kính “. Ý nghĩa của thôi thủ chính là đổng kính vậy.
0023aeaa6a680c05c37119
     TCQ Luận có nói : “Ðổng kính hậu dũ luyện dũ tinh” , tức là chỉ sau khi tri hành được đổng kính , mà càng luyện tập thì công phu càng tiến bộ rất nhanh , bấy giờ chiêu pháp mới xử dụng được một cách trọn vẹn .
     Có nhiều phương pháp thôi thủ , các phương thức thường thấy dùng gồm có :
     1. Ðơn đáp thủ pháp : hai người đứng đối diện nhau , mỗi người đạp thực chân phải hoặc trái về phía trước một bước , dùng tay phải hoặc trái  niêm nhau ở lún cổ tay , đẩy tới đẩy lui .
     2. Song đáp thủ pháp : Tay phải và bộ pháp giống như trên , nhưng mỗi người dùng chưởng tâm trái của mình đở lấy cùi chỏ đối phương , bốn cánh tay cùng đáp , tạo thành một đường tròn .
     3. Ðơn thủ bình viên thôi thủ pháp : Tức là mỗi bên dùng một tay đáp nhau ( chạm nhau ) nhưng đẩy đưa theo đường tròn .
     4. Lý án thôi thủ pháp : Hai người thôi thủ , chỉ làm hai động tác lý và án .
     5. Ðơn thủ lập viên thôi thủ pháp : Mỗi người chỉ dùng một tay đáp nhau , đẩy đưa thành đường tròn theo phương thẳng .
     6. Lý tê thôi thủ pháp : hai người chỉ dùng hai động tác lý và tê .
     7. Ðơn áp thôi thủ pháp : Mỗi người dùng một tay đưa đẩy mà làm động tác nén cổ tay (áp cản động tác).
     8. Áp cản án trửu thôi thủ pháp : bốn cánh tay cùng đáp nhau , làm động tác áp cản và án trửu.
     9. Tứ chính thôi thủ pháp : luyện bốn động tác Bằng , lý , tê , án (chia làm hai cách , định bộ và hoạt bộ).
     10. Tứ ngưng thôi thủ pháp : (thường gọi là đại lý):  luyện bốn động tác thái , liệt , trửu , kháo . Vì bề ngoài giống như chỉ là động tác lý mở rộng , cho nên gọi là đại lý.

Thái cực Trần gia 56 thức





01. Khởi thức

02. Hữu Kim cương đảo chùy

03. Lãm trát y

04. Hữu lục phong tứ bế

05. Tả đơn tiên

06. Ban lan chùy

07. Hộ tâm chùy

08. Bạch hạc lượng xí

09. Tà hành ảo bộ

10. Đề thu

11. Tiền đường

12. Tả yểm thủ quăng chùy

13. Phách thân chùy

14. Bối triết hạo

15. Thanh long xuất thủy

16. Trảm thủ

17. Phiên hoa vũ tụ

18. Hải đế phiên hoa

19. Hữu yểm thủ quăng chùy

20. Tả lục phong tứ bế

21. Hữu đơn tiên

22. Vân thủ (phải)

23. Vân thủ (trái)

24. Cao thám mã

25. Hữu liên chu pháo

26. Tả liên chu pháo

27. Thiểm thông bối

28. Chỉ đãng chùy

29. Bạch viên hiến quả

30. Song thôi thủ

31. Trung bàn

32. Tiền chiêu

33. Hậu chiêu

34. Hữu dã mã phân tung

35. Tả dã mã phân tung

36. Bãi liên điệt xoa

37. Tả hữu kim kê

38. Đáo quyển quăng

39. Thoái bộ áp trừu

40. Sát cước

41. Đăng nhất căn

42. Hải đế phiên

43. Kích địa chùy

44. Phiên thân nhị khởi

45. Song chấn cước

46. Đăng cước

47. Ngọc nữ xuyên thoa

48. Thuận loan trừu

49. Quả tiên pháo

50. Tước địa long

51. Thượng bộ thất tinh

52. Thoái bộ khoát hổ

53. Chuyển thân bãi liên

54. Đương đầu pháo

55. Tả kim cương đảo chùy

56. Thu thức

Ngũ hành trạm trang

Đây là tài liệu gốc do võ sư motgiot, thuộc dòng TCQ-HYQ-BQC Wang Shu-Chin. Mình rất vinh dự được trao đổi nhiều lần với vs motgiot, rất cảm ơn anh (lão tiền bối ^^) đã chia sẻ tài liệu vô cùng tuyệt vời này.

Ebook được sưu tầm lại từ các bài viết trên mạng.

Lời khuyên của mình là tập mỗi lần 10-20 phút thức thức 2 can kinh. Các nguyên tắc luyện tập tương tự thức thứ nhất. Mỗi ngày có thể tập 3 lần vào sáng, chiều, tối hoặc nếu không có thời gian thì tập vào buổi tối, mỗi lần cách nhau 45 phút. Thời gian tập tốt nhất là 12h đêm. Lưu ý không nên tập nhiều quá so với khả năng chịu đựng của cơ thể.

----------------------------------------------------------------

Trạm trang là một phương pháp dưỡng sinh cổ đạI của (TQ). Từ 2000 năm trước, trong sách ”Hoàng đế nộI kinh” đã viết ”…. Thượng cổ hữu chân nhân, đề khiết thiên địa, bả ác âm dương, hô hấp tinh khí, độc lập thủ thần, cơ nhục nhược nhất, cố năng thọ tế thiên địa,…” Nhưng 1000 năm trở lạI, phương pháp này chỉ được ngườI ta coi là cơ bản công trong quá trình nhập môn võ thuật. Dùng tính nguyên lí, chất căn bản của trạm trang như cương nhu, hư thực, động tĩnh, lỏng chặt đan kết và công dụng của âm dương tương giao, thủy hỏa khắc chế, kết hợp thể nghiệm mấy chục năm luyện công, sáng tạo ra một loạI công pháp động tĩnh tương kiêm, nội ngoạI ôn dưỡng, dùng để phòng bệnh, trị bệnh, kiện thân, ích thọ, gọi là Trạm trang công. Thông qua Viện y học đường sắt thuộc Viện y học Bắc kinh, Viện nghiên cứu Trung y thuộc tỉnh Hà bắc và vớI chứng minh thực tiễn nhiều năm chữa bệnh của tôi, loại công pháp này thích hợp vớI các loại bệnh trường vị , bệnh gan, bệnh thần kinh , viêm khớp, cao huyết áp, bán thân bất toạI, phụ khoa, nhãn khoa & nhiều loại bệnh khác. Tác dụng cơ bản trị bệnh của Trạm trang công chính là nó có thể bảo dưỡng tâm thần, lại có thể luyện tập thân thể. Tức là có thể làm tăng não lực, lại có thể tăng cường thể lực. Khoa học hiện đạI cho rằng loại công pháp này không những có thể làm cho huyết dịch tuần hoàn thông suốt mà còn có tác dụng thải cũ nạp mớI, tăng cừơng công năng của các khí quan, cơ quan & các tế bào. Đồng thờI làm cho toàn thân cơ bắp luyện tập & đạt tớI tính ”nọa lực” , sản sinh ra một loại xung động hướng nội, từ đó mà kích thích đại não,…. Trước khi nhập tĩnh thể hội cảm giác nhẹ nhàng sảng khoái, đối với đại não cũng là kích thích thực tính. Nhập tĩnh rồi, sẽ sản sinh ra ức chế, có tác dụng bảo vệ. Trung y cho rằng loại công pháp này có tác dụng lưu thông kinh lạc, điều tức khí huyết, làm cho âm dương tương giao, thủy hỏa tương tế, tăng cường tinh thần, luyện tập cơ thể, tăng cường khí lực.
Các đặc điểm:1. Miệng hơi mở, hô hấp tự nhiên, bất luận châu thiên tuần hoàn. Do đó không sinh ra tác dụng phụ.
2. Thực tiễn chứng minh: ngườI mớI luyện công, chỉ cần kiên trì luyện tập, dù không đạt tớI yếu lĩnh nhập tĩnh, thì vẫn thu được hiệu quả trị liệu.
3. Không phụ thuộc thờI gian, địa điểm, điều kiện; bất kể đi, đứng, nằm, ngồI tùy thờI tùy chỗ, đều có thể luyện công. Loại công này đơn giản, dễ tập, hoàn toàn có thể tạo thành một phần của cuộc sống, dễ dàng được công chúng tiếp thu & nắm vững.
4. Căn bản thể chất, tuổI tác, bệnh tình, tính cách, thiên bẩm, thói quen sinh hoạt khác nhau v…v… sử dụng, điều phối thế thức & ý niệm hoạt động khác nhau. Do đó loạI biện chứng luận trị này tùy ngườI, tùy bệnh mà định ra phương pháp phù hợp, tăng tốc độ & hiệu quả chữa bệnh
5. Đây là loại hoạt động chỉnh thể có quan hệ tương hỗ, chế ước nhau, điều chỉnh cân bằng âm dương giữa hình, ý, khí, lực. Do đó nó cũng là một lọai phương pháp luyện tập mà động tĩnh tương kiêm, nội ngoại ôn dưỡng . Tức có thể tu dưỡng tinh thần, luyện tập hình hài (đặc biệt là Trang thức). Do đó nó không chỉ thích hợp vớI việc trị bệnh, mà càng kiên trì luyện tập, thì có thể làm cho người thể chất yếu đuối trở thành khỏe mạnh, người khỏe càng khỏe hơn. Phòng chống lão hóa, trị bệnh, ích thọ. Từ đó mà có thể xây dựng xã hộI tốt đẹp hơn.
 
Tự Nhiên Trang – hay Vô Cực Trang là công pháp bước đầu làm quen với dưỡng khí công.
Công Pháp: Đứng tự nhiên, 2 tay thả lõng hơi khuỳnh, 2 chân khoãng cách bằng vai hoặc đứng cách nào thoải mái nhất cho mình, gối hơi chùn. Hư linh đỉnh kình – Huyệt Bách Hội trên đĩnh đầu như treo, Huyệt Trường Cường ở cuối xương cùn rơi xuống, mông hơi đưa về trước, cột xương sống hơi giãn cho khí dể thông, người toàn thân thả lõng chìm xuống. Lưỡi đặt lên trên nóc giọng, răng môi hơi khép, mắt nửa đóng nửa mở lim dim, thần nội liễm nhìn vào trong thân, ý thủ đan điền, trí không nghĩ ngợi mông lung mà phải thã mỡ thãnh thơi thư thái, hít thở điều hòa chậm sâu đều mịn không gián đoạn, hít thở tuỳ theo sức mình, không cố gắng hít thở sâu sẽ bị chóng mặt. Lúc đầu có thể đứng 1 phút, lâu dần có thể tăng lên khoảng 1 tiếng hoặc hơn, tập hằng ngày vào mỗi buổi sáng và tối, nếu không có thời gian thì có thể tập trước khi đi ngũ.
Tập chổ thoáng mát dễ chịu, tránh chổ gió to hoặc lạnh nhiều, có thể đứng trong phòng tập nếu không có chổ, tránh tập lúc bụng đói hoặc no quá. Sau khi ta đứng một thời gian thì khí tự động phát sinh, cứ để cho khí tự do chuyển động luân lưu khấp châu thân.
Âm Dương Trang – Sau khi đứng Tự Nhiên Trang một thời gian, khí trong người đã phát sinh thì lúc đó hãy tập Âm Dương Trang.
Công Pháp: đứng và tập giống như Tự Nhiên Trang nhưng đến lúc khí luân lưu khấp châu thân là lúc đó ta hãy nương theo khí để chuyển Âm Dương bằng cách chuyển sức nặng từ phải qua trái và ngược lại, khi chuyển sức nặng phải đợi cho thân chìm xuống chân và có cảm giác như chân chìm sâu và mọc rễ xuống đất, lúc đó mới chuyển sức nặng về phiá bên chân kia. Tay chân và toàn thân nương theo sự chuyển động của khí mà cứ để đóng mở Âm Dương một cách tự nhiên.
Càn Khôn Trang – Sau khi đã thành thục Tự Nhiên và Âm Dương Trang sau 1 thời gian tập luyện, thì lúc đó ta mới bắt đầu tập Càn Khôn Trang.
Công Pháp: đứng, tập, hít thở giống như phần 1 & 2. Lúc nầy công phu của chúng ta đã có phần tiến triển, tiếp theo ta để 2 tay lên nhau sau cho 2 huyệt Lao Cung trong lòng bàn tay chồng lên nhau ( Nam – tay trái đặt lên hạ đan điền, tay phải đặt lên tay trái. Nử – tay phải đặt lên hạ đan điền, tay trái đặt lên tay phải) nằm trên hạ đan điền, hạ đan điền là vùng ở dưới rốn khoản 1 thốn rưởi, nương theo khí tay ta di chuyển vòng tròn từ trái qua phải hoặc từ phải qua trái tuỳ theo lúc khí di chuyển, tay di chuyển như xoa nhẹ vòng quanh hạ đan điền, tay xoay nhẹ nhàn thoải mái.
Thức thứ nhất: Tâm Kinh 
Chú ý các điểm đánh A,B,C…, Tôi sẽ chú thích sau
vẫn trong thức thứ nhất
thức thứ nhất
A- cầm hơi rút vào, nhắm mắt lại cũng được nếu chỉ muốn dưỡng sinh, nếu muốn tập cho võ thuật thì mắt hé mở, lưởi để tự nhiên sẽ chạm phần trên lợi của răng trên, không cong lưởi để chạm vòm như một số khí công gia khuyến khích. Mắt và cả mặt buông xã
B- vai trầm và hơi đưa ra trước thì như vậy ngực hàm hung và relax (K). Hơi tách khớp xương tay và vai, khi làm đúng thì
C- hai cùi chỏ sẽ hướng ra ngoài, một phần thật nhỏ lực sẽ đi theo hình mũi tên vòng cung mà tôi vẽ từ vai xuống bàn tay
D- cổ tay hơi có gốc độ, tức bàn tay hơi nâng lên đồng thời cổ tay để một chút lực xoắn như hình cuối
E- bàn tay xoè, hổ khẩu mở, ngón tay không căng thẳng nhưng cũng không quá cong. Trong 5 thức bàn tay có chút khác biệt cũng như khi đi bài quyền thái cực, bàn tay tuy mở nhưng không giống nhau cho tất cả các thức
G- cạnh ngoài của bàn chân hướng thẳng về phía trước hay hướng vào phía trong cũng được, như vậy thì cạnh trong của chân (H) sẽ hội tụ hình chữ bát
F- khi G làm đúng và khoảng cách cạnh ngoài của chân tương đương chiều rộng vai, rùn ngừoi xuống và buông xã thì đầu gối có khuynh hướng đi về gần nhau, như vậy 3 kinh dương và 3 kinh chân đều đựoc kích thích
J- Đối với người tập võ thì rùn sâu một chút và với cấu trúc đó bàn tọa tự động đẩy vào, hậu môn tự động khoá. Đối với ngừoi lớn tuổi đứng hơi cao thì bàn toạ nên cố ý đẩy vào
I- khi B, C làm đúng thì lưng sẽ tròn bạt bối
L- vì tay khuỳnh nên hành giả sẽ thấy cạnh trong cũng như cạnh ngoài cùng với vai tạo thành vòng tròn và với tính chất mở rộng của nó nên cạnh ttrong của của tay, nách, cạnh thân có khoảng trống như có thể kẹp trái banh (L) vậy
M- người không nghiêng ngả, nhìn rất vững chảy, lâu dần tấn sẽ trụ
Nếu làm đúng cách thì nếu có người vổ và lưng hông bụng với sức mạnh thì hành giả vẫn cảm thấy thoải mái không đau đớn
Hành giả phải cố gắng buông xã không gồng cứng. Cũng như thái cực quyền, những tư thế khó relax nhưng tập lâu sẽ relax được, lúc đó sẽ hiểu được thế nào là nhu mà không nhược, cương mà không cường


tiếp

 tiếp

Thức thứ 2: Can Kinh
Sau khi đứng thức thứ nhất- thí dụ 5 phút-thì chuyển qua thức thứ nhì. Động tác chuyển thật chậm như đi TCQ.
Khi chuyển, lưng bàn tay hướng vào trong và đối diện nhau, cổ tay hơi vặn căng, đến khi 2 bàn tay ngang vai thì mới xoay tay, hướng lòng bàn tay vào người như ôm trăng, khoảng cách từ 1 nắm tay đến 3 nắm tay tuỳ theo cấu trúc cơ thể của mỗi người. Khoảng cách này tuỳ theo hành giả, sau một thời gian tập, cảm giác khí lực sẽ là yếu tố xác định cho mỗi người biết được khoảng cánh nào là đúng cho mình
Thức thứ ba: Tỳ Kinh
sau khi đứng thức thứ nhì- thí dụ 5 phút- thì chuyển qua thức thứ ba.
Kéo tay vào sát ngực, lật bàn tay rồi đẩy từ từ ra 
Sau khi đứng tỳ kinh- thí dụ 5 phút thì chuyển qua thận kinh


Thức thứ tư: Thận Kinh
Sau khi đứng tỳ kinh- thí dụ 5 phút thì chuyển qua thận kinh

Thức thứ 5: Phế Kinh
Sau khi đứng thế thứ tư thận kinh- thí dụ 5 phút thì chuyển chậm chậm qua thức thư 5, theo hình vẽ. Nên chú ý sau khi hoàn tất vị thế thì lòng bàn tay hướng qua 2 bên phải trái, chứ không phải hướng về phía trước. Nhìn hình cuối bên phải (hình nhìn ngang) sẽ rõ hơn.

Bí quyết về hình
Hỏi: Xin nói rõ hơn về người khi tập trang công hơi đẩy trọng tâm về phía trước,hoặc phía sau để làm gì?

Đáp: Tạm mượn một hình ảnh của Trần thức. So sánh 2 hình các bạn sẽ thấy trọng tâm của Trần thức đặt ở gót chân. Lối này cho những người dưỡng sinh lớn tuổi gối đã yếu, thế đứng khó trụ vững chảy, chỉ đụng nhẹ sẽ ngã ra sau. Đối với người tập võ thì không nên tập lối này. Cho dù người yếu gối sau một thời gian tập luyện cũng nên dần dần đẩy trọng tâm về giữa bàn chân, về phương diện khí thì sẽ nối liền Dũng tuyền và Hội âm, có khả năng sửa gối, cũng giúp ích phát kình như là sức búng ra.

 
Lối đứng của 2 chân khác nhau. Trần thức như kỵ mã của ngoại gia, 2 bàn chân chữ bát ngược. Nói ngược vì khi người tập nhìn xuống sẽ thấy ngược.
Hỏi: Xin nói kĩ hơn nữa về vấn đề làm sao để thót hậu môn trong khi đẩy vị trí đan điền ra trước mà lưng vẫn thẳng và phần háng sát bẹn (hậu môn) lại có ý khép lại.
Đáp: Lối đứng của Trần thức làm hở hậu môn, thế là người ta chế ra thót hậu môn. Có khi người ta chủ trương thót hậu môn trong lúc đi TCQ. Nếu đứng theo tự nhiên theo tôi chỉ dẫn thì gối tự đi vào, đẩy mông ra một chút phía trước thì hậu môn được đóng một cách tự nhiên, nhờ vậy mà buông xã dễ dàng, ý không bị tán loạn vì lo nhíu hậu môn.
Thứ hai về phương diện đông y, Thận làm chủ, là lò của tinh. Tinh sung thì khí mãn. Dũng tuyền nằm trên thận kinh. Mặc dầu 5 thức chia ra tâm can tỳ thận phế nhưng thật ra chúng là mối liên hệ không tách rời, thế đứng khép gối một cách tự nhiên không gồng gánh làm đường thận kinh thông suốt. Trong TCQ, những 2 bàn chân theo chữ bát thuận thấy rất nhiều , nhất là trong lúc chuyển hướng, người ta chỉ thấy phương diện chuyển hướng mà không thấy sự kích thích thận kinh.
Hỏi : Khi tập trạm trang khí cảm sẽ quyết định khoảng cách giữa hai tay. Vậy xin hỏi khí cảm như thế nào thì là đúng??
Đáp: Bạn thích ăn thịt chấm mắm nêm hay nước mắm, chỉ có bạn mới biết. Sau một thời gian tập luyện bạn sẽ chọn đúng vị thế cho cơ thể của mình.
Hãy nhìn lại hình trên để so sánh. Trần thức cho khoảng cách khá xa giữa hai bàn tay. Lối này dễ cho các cụ, đỡ mỏi. Nhưng với thanh niên thì nên để tay sát hơn, lưng sẽ tròn hơn (bạt bối), khí sẽ bọc tròn thân, từ nách đến sườn tạo ra nội công thiết bố sam, dĩ nhiên khó buông xã hơn, nhưng cái khó đã làm được thì cái dễ lại quá dễ dàng, sau này sử dụng kình từ vai sẽ mạnh mẽ.
Thường người ta hay nói đến truỵ chỏ, thế là đua nhau cái gì cũng truỵ chỏ. Không hẳn như vậy, phải hiểu tại sao phải truỵ chỏ thì khi hành trạm trang hay đi bộ vị TCQ mới chính xác. Trong hình Trần thức, trỏ truỵ hơi nhiều, dễ cho các cụ dưỡng sinh nhưng không tạo điều kiện nhiều để phát triển bằng kình và thái kình, đó là chưa nói đến kình từ chỏ.
Hỏi : Có người bảo tập trạm trang công cũng có thể bị cứng? Vậy cứng ở chỗ nào?
Đáp: Câu hỏi này có thể có hai ý và có liên quan với phần tôi nói trên nên xin trả lời ở đây.
Thư nhất, tập trạm trang theo lối này và đứng với thời gian dài nên cơ bắp phải căng thẳng, nhưng lúc nào ta cũng phải buông xã, có nghĩa là ta dụng lực tối thiểu nhất để giữ bộ vị. Giữ bộ vị không có nghĩa cứng nhắc không lay động, vì khi khí lực di chuyển cực mạnh thì có thể tạo lắc lư. Cho dù sự lắc lư không phải do khí mà do mỏi mệt lay động thì ta lại càng phải buông xã thư giãn, không dụng sức để kềm chế . Dù sao thì với thời gian tập luyện cơ bắp khi để bình thường thì mềm nhưng ở những bộ vị liên quan thì cứng một cách tự nhiên không phải do gồng mà ra, cơ bắp có âm dương cân bằng và linh hoạt chứ không phải cứng ngắc như các nhà cử tạ, cơ bắp bị rút ngắn.
Thứ hai, có người sinh ra đã mang chứng cứng cơ, hoặc do nghề nghiệp tạo nên, thì như vậy khi tập trạm trang phải chuyển đổi cho phù hợp với cơ thể. Tôi sẽ nói thêm về chiến lược buông xã, ý và hơi thở , cấp bậc của nội công.
Hỏi: Xin hỏi khi bắt đầu thì thế nào và kết thúc ra sao?
Đáp: Tôi không trả lời theo thứ tự thời gian cho các bạn mà theo mối liên hệ của vấn đề, cho nên xin trả lời câu này trước.
Trước khi tập trạm trang ta nên khởi động theo lối của phái TCQ, nhất là động tác xoay eo phải trái với 2 cánh tay đong đưa hoàn toàn buông thả, làm sao cảm thấy khớp vai, khớp chỏ khớp cổ tay, các khớp ngón tay như tách ra vì không có một lực nào kềm chế chúng lại. Các khớp cột sống dãn mở, thì bắt đầu đứng như thế chuẩn bị TCQ, bước chân trái qua trái tuần tự tập 5 thức. Các bạn có thể đứng thời gian ngắn như 3 phút mỗi thế, cuối cùng vung tay lên mặt đẩy xuống hạ đan điền như khi đóng TCQ, từ tư thế đó thở 5, 6 hơi thở sâu nhẹ tự nhiên rồi khởi thái cực đi thái cực quyền. Điều đó sẽ giúp tâm tĩnh và bạn sẽ đánh TCQ chất lượng hơn.
Nếu muốn chỉ tập trạm trang mà không tập tiếp TCQ thì thông thường các bạn phải tiến dần đến khả năng đứng lâu 1 hay 2 tiếng. Lúc đó bạn kết thúc trạm trang giống như TCQ rồi bước chân trái 45 độ qua trái, 2 tay vòng lớn như thức 2 nhưng lòng bàn tay úp xuống đất, hổ khẩu và các ngón mở, độ cao khoảng ngang hay dưới vú, rồi làm động tác mhư người xây bột, ngược chiều kim đồng hồ, xoay eo, lúc cánh tay ra trước ngực thì đẩy trọng lượng trên chân trái 70%, lúc tay về sát ngực thì trọng lại lên chân phải, ý thủ đan điền. Làm chậm như đánh TCQ rồi sau đó bước chéo chân phải làm ngược lại.
Hỏi: Xin hỏi đứng thấp bao nhiêu là đúng?
Đáp: Tôi đã nói sự khác biệt giữa các cụ tập dưỡng sinh và với thanh niên nay xin nói rõ thêm. Thông thường đối với thanh niên thì nên rùn thấp đến khi mình nhìn xuống thấy gối vùa che ngón chân cái. Có người cho rằng đó là mức giới hạn nhưng đại sư Wang cho rằng có thể xuống sâu hơn một nắm tay, cái gì kiểm chứng là đúng, chính là khí, khí là quan toà . Cũng như làm sao biết những bộ vị trong TCQ dòng nào đúng, thí dụ tỳ bà thế, chính khí là quan toà!
Hỏi: Xin hỏi vậy chữ bát thuận nói trong hình thức luyện trạm trang có phải là kiểu chân của thế kiềm dương mã trong Vịnh Xuân, chỉ khác tư thế đứng rộng hơn so với kiềm dương mã khoảng cách một vai giữa hai gót chân?
Đáp: Về việc các bạn so sánh lối đứng với Vịnh Xuân thì xin thưa tôi không biết Vịnh Xuân nên không so sánh được. Chỉ nhấn mạnh là khoảng cách của 2 cạnh NGOÀI của chân rộng bằng ngang vai, và cạnh NGOÀI song song hướng thẳng về phía trước (xem hình!)
Hỏi: Xin chỉ rõ chứng căng cơ hoặc cứng cơ bắp và các biện pháp cần khắc phục và lưu ý trong quá trình luyện trạm trang.
Đáp: Chứng căng cơ cần phải biết đúng vị thế và chi tiết mới cải sửa trạm trang cho phù hợp, không thể dùng lời viết được.
Hỏi: Khi tập, tôi có bấm mũi chân xuống đất để lòng bàn chân vồng lên, nhưng người luôn có xu hướng chuyển trọng tâm ra gót chân, vậy làm sao để biết được là mình đã đổ trọng tâm vào giữa lòng bàn chân?
Đáp: Cả bàn chân chạm đất một cách tự nhiên như đứng một cách bình thường, không nên cố tình tạo bàn chân vòng lên, thì như vậy trọng tâm sẽ nằm trọn vẹn trên bàn chân vững chảy, lâu dần sẽ trầm trụy và tập trung, tấn sẽ trụ mà có người đã giải thích bằng những điều huyền hoặc. Biết được đứng đúng trọng tâm vì người sẽ thấy thăng bằng, không ngã trước ngả sau, khi thăng bằng nên dễ buông xã. Sau khi tập một thời gian trở thành quen thuộc thì có thể sử dụng các ngón chân bám nhẹ xuống. Mới tập thì không cần chú tâm điểm này, vì sẽ trở ngại cho sự buông xã, buông xã là yếu lĩnh số một cần đạt và một trong những bộ phận để tập trung đầu tiên là vai.
Hỏi: Vấn đề mắt nhắm hay mở phải làm thế nào?
Đáp: Nhắm mắt thì dễ tập trung, dễ buông xã, nhất là tập chỗ yên tĩnh, vì tai không nghe, mắt không thấy. Ngược lại hơi mở mắt thì sẽ khó tập hơn. Nhưng khi đạt được thành quả buông xã và tập trung thì sẽ ích lợi cho việc luyện tập nội gia quyền, dù chỗ đông người ồn ào cũng không ảnh hưởng, trong chiến đấu thì không phải nhắm mắt mới “tùng”.
Chiến lược, hơi thở và ý
Tùng là tiền đề cơ bản trong ngoại hình chính xác. Bí quyết của ngoại hình trong 5 thức đều là một chút căn vặn cổ tay. Như vậy là trong nhu có cương, trong lỏng có chặt.
Không như nhịp tim, có tính chất tự động, hơi thở vừa tự động vừa có thể tác ý, cho nên không biết cách sẽ dễ trái với tự nhiên. Hơi thở liên quan đến khí nhưng không phải là khí, hình cũng liên quan đến khí, ý cũng liên quan đến khí. Cho nên luyện khí phải chú ý đến hình, hơi thở và ý. Muốn vậy phải biết mối tương quan nhân quả của chúng.
Mối tương quan của hơi thở và thân (hình): khi ta chạy bộ một lúc thì hơi thở sẽ bắt đầu gấp rút theo nhu cầu của cơ thể, nếu lúc đó ta cưỡng lại dùng ý để bắt hơi thở dài phải sâu là trái tự nhiên sẽ có hại. Khi cơ thể ta ở trạng thái tĩnh thì hơi thở cũng thuận theo thế tĩnh. Như vậy khi ta luyện trạm trang, mặc dầu ta ở thể tĩnh nhưng trong thực tế ta chưa “tùng” mà dụng ý thở dài sâu là mất tự nhiên, không phù hợp, lại gây ra áp lực trên cơ thể, làm chóng mặt hoa mắt.
Vậy cho nên đối với người mới tập, “dụng ý” lên hình hay nói nôm na là để tâm vào hình thể chính xác. Sau đó “dụng ý” hành “tùng”, hay nói nôm na là để tâm vào buông xã. Tình trạng buông xã càng sâu thì hơi thở sẽ thay đổi nhẹ nhàng và sâu theo tình trạng cơ thể, đó là phương pháp phù hợp với tự nhiên.
Buông xã là nhân, hơi thở nhẹ sâu là quả , quả ấy lại lại là nhân tác động lên buông xã hơn nữa.: Buông xã <=> hơi thở nhẹ sâu.
Muốn buông xã thì không thể tách rời ý, nếu tâm ý ta tản mạn không tập trung thì ta không buông xã được, tâm ta không thể vào thể “tĩnh”, không “tĩnh” thì không “tùng”, không tùng mà cố thở sâu dài là hại “thân”.
Từ đó có thể nói rằng trong khi đi TCQ, người nào theo lời khuyên động tác duỗi ra thì thở ra, động tác co vào thì hít vào là không đúng đắn, măc dầu trong thực tế khi đi với tốc độ trung bình thì hơi thở của ta sẽ tự nhiên làm như vậy, nhưng nó làm tự nhiên không phải dụng ý. Các đại sư khi đi TCQ cực chậm thì hơi thở đâu mà dài đủ để thực hiện, TCQ đâu phải lúc nào cũng có động tác ra vô nối tiếp vả lại có những động tác rất dài. Rồi trong lúc chiến đấu hay thôi thủ thì sao, lo bận tâm hơi thở thì sao chiến đấu.
Đó là đại khái trên lý thuyết, như vậy cụ thể khi tập ta phải làm sao? những bước gì?
Mỗi người khi tập khí công hay trạm trang công phải hiểu nguyên lý rồi đưa ra chiến lược phù hợp cho mình. Sau đây là chiến lược gợi ý:
1-Đứng đúng vị thế: hình đúng.
2-Tâm luôn gắn vào hình, dụng lực tối thiểu để giữ bộ vị, đó là dụng ý bất dụng lực.
3-Chú ý đến hơi thở ra, mỗi lần thở ra niệm “buông xả” ,”tùng”, “lỏng”….
4-Nếu không thấy không buông xã được thì có thể chia chẻ thành nhiều tiến trình:
a-Mỗi lần thở ra niệm trầm vai, tiếp tục như vậy một thời gian đến khi vai có thể trầm và xã.
b-Kế tiếp có thể lấy cổ làm điểm tập. Vậy khi thở ra niệm ” cổ lỏng” hay phối hợp niệm “cổ vai lỏng”
c-Kế tiếp là mặt, mặt có thể chia nhỏ như mắt , miệng….
d-Kế tiếp là ngực, bụng, lưng, hạ đan điền
Nếu không làm được nhiều bộ phận thì tập trung vào một bộ phận hay hai bộ phận. Sau một thời gian thì khi niệm lỏng thì tất cả sẽ lỏng.
Nên nhớ là dùng hơi thở ra để luyện tùng không có nghĩa là cố kéo dài hơi thở ra mà chỉ nương theo một cách tự nhiên, nếu cơ thể ta cần một hơi ngắn thì cứ để cho nó ngắn, hơi dài thì cứ để nó dài.
5-Sau khi thành công thì ta có thể tác ý hơi thở dài thêm một chút để tác dụng ngược lên “tùng”. Khi tùng có thì tĩnh sẽ theo một cách tự nhiên.
6-Vì ý tập trung vào việc thực hiện đề mục buông xã nên thân và tâm hay hình và ý sẽ chập vào nhau, “định” vì vậy sẽ phát sinh. Nếu trong giây phút lơ đãng thì cứ nhận biết sự lơ đãng rồi lại trở về đề mục buông xã mà không buồn phiền nóng giận.
7-Khi một niệm “xã” mà ta đã lỏng được tất cả các bộ phận là một thành tựu lớn, lúc đó để tiến cao vào “định” ta có thể niệm chữ xã kéo dài trong hơi thở ra “xxxaaaaããã…”, phương pháp này sẽ loại trừ tạp niệm xen vào.
8- Sau một thời gian thì ta có khả năng vô niệm mà vẫn đạt được “tùng tĩnh định”. Nên nhớ rằng trong quá trình tập luyện ấy khí cảm có thể xuất hiện khác nhau tuỳ theo mỗi người nhưng đừng bận tâm chú ý đến, nó hoạt động tự nhiên theo con đường của nó, thông thường nó là cảm giác ngoài da trước. Có người đạt đến tùng tĩnh sâu mà không có khí cảm vì cá tính của người ấy, không thể nói người đó không đạt, tôi có biết một người như vậy nhưng kình lực của anh ta rất mạnh.
9-Có sách vở kêu thủ ý đan điền nhưng bạn đừng làm vậy, trong thế tĩnh và bộ hình, khí luân chuyển liên miên như máu vận động liên tục, khí thuộc dương, máu thuộc âm, chúng quện vào nhau, thủ ý đan điền sẽ giới hạn hoạt động của khí, chỉ khi chấm dứt trạm trang vói tư thế xoay bột thì mới thủ ý mà thôi.
10-Bạn có thể tập thôi thủ tự do, bạn sẽ mệt, hơi thở của bạn trong dồn dập, bắp thịt của bạn rả rời, nhưng bạn vẫn có thể tập trạm trang liền sau đó. Bạn sẽ thấy rằng bạn sẽ buông xã hơn vì bắp thịt mỏi, hơi thở của bạn từ dồn dập đến lắng diệu.
11-Đến một lúc nào đó tự bạn sẽ khám phá khí luân chuyển từ ngoài da rồi da bạn như thở, người ta gọi là thở bằng da, sau đó nó đi vào thịt xương và cuối cùng là tuỷ. Làm cách nào thì tự bạn sẽ biết được mà tôi không cần phải nói ở đây . Cao thâm hơn ta nhận ra rằng không có các bộ phận cơ thể tách rời mà tất cả chỉ là một, một khối đang thở, một khối khí đang vận hành. Và sau đó một cảm giác hoà nhập tan hoà với vũ trụ. Sau khi đạt “tùng tĩnh định”, lúc đó ta có thể chuyển lên cấp “định quán” có thể đắc đạo quả. Đại sư Wang đắc đạo quả lúc hành thiền trạm trang bên Nhật trong lúc một vài hoa tuyết rơi chạm vào đầu ông!
Sự tinh tấn của hành giả hoàn toàn lệ thuộc vào căn cơ và sự cố gắng. Trong giai đoạn đầu của nội gia đòi hỏi phải kiên nhẫn và trì hành liên tục, như người đun nước, mở lửa lên một lúc thì tắt, rồi mở lửa nữa, lại tắt… nước không bao giờ sôi. Chỉ khi nào mở lửa liên tục đến khi nuớc sôi, lúc đó vặn lửa nhỏ xuống nhưng nước vẫn sôi.

Tuesday, January 30, 2018

Bí quyết luyện thành thái cực quyền

Cảm ơn vs Nguyễn Hoàng Quân (facebook.com/nguyen.hoangquan.587) đã dịch bài này!

URL: https://www.facebook.com/nguyen.hoangquan.587/posts/1061788377293924

Học được phân biệt mới là nguyên nhân căn bản để luyện tốt Thái cực quyền

Đây là vấn vấn đề thường thấy của đa số người yêu Thái cực quyền, mặc dù luyện Thái cực quyền rất nhiều năm, nhưng không có nhiều tiến bộ, theo không ít thầy, học phí và thời gian bỏ không ít, nhưng không tiến bộ nhiều, nguyên nhân tại đâu? Chính là không hiểu nguyên lý của Thái cực quyền, chưa luyện được kỹ thuật hạch tâm, khiến thân thể sản sinh ký ức, sau đó tự nhiên phát ra hiệu dụng.

Tôi thường nói với đệ tử và học sinh của tôi, nếu các bạn muốn luyện xuất công phu Thái cực, nhất định phải chăm chú vào một kình lực, mỗi ngày kiên trì luyện tập 1000 lần, trong 100 ngay luyện 10.0000 lần, không có lượng tích lũy này, thì thân thể không sản sinh được ký ức, nên vĩnh viễn luyện không ra. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, mỗi ngày kiên trì luyện tập một động tác 500 lần theo yếu lĩnh, thân thể mới có thể hình thành ký ức, thêm 500 lượt huấn luyện cường hóa mới có thể củng cố, nếu mỗi ngày không đạt tới số lượng, thân thể không hình thành ký ức, thì vĩnh viễn luyện không thành.
Việc này như học ngoại ngữ…

Xưa kia khi luyện công, các lão tiền bối không cho người ngoài nhìn, vì sao? Bởi vì họ luyện rất giản đơn, luyện tập đi luyện lại một loại kình lực, đến khi thân thể sản sinh ký ức thì dừng, như vậy luyện đã thành, chỉnh thể đều đạt. Những thứ khác chỉ thêm chút biến hóa mà thôi. Nếu bạn nhìn thấy họ luyện công, bạn sẽ hiểu được phương pháp luyện tập chân chính, bạn cũng có thể luyện được, vậy thì họ không dễ chế ước anh. Công phu Thái cực của các lão tiền bối rất ít luyện thành từ việc hàng ngày luyện tập sáo lộ, cơ bản đều là ngấm ngầm khổ luyện đơn thức, trước tiên luyện ra kình lực hạch tâm, các kình lực biến hóa tự nhiên đạt, đó gọi là bí quyết!

Trong quá trình cầu học của tôi, tôi đã thăm viến rất nhiều tiền bối. Kết luận (của tôi) là: công phu cơ bản đều là từ luyện tập đơn thức hạch tâm, cho người khác xem và dạy bên ngoài đều là sáo lộ biểu diễn hóa mà thôi. Bởi vì sáo lộ biểu diễn dễ dàng khiến mọi người hứng thú, có lợi cho việc chiêu sinh. Có một số người thích theo học danh gia và đích truyền, tin tường mù quáng những điều họ dạy là nguyên truyền - vậy thì anh đã sai lầm lớn. Chính do quan niệm sai lầm này của mọi người, nên một số người biên ra rất nhiều thứ gian trá, bịa ra nhiều chuyện để hấp dẫn mọi người. Nếu không tin bạn có thể so sánh ảnh mấy đời tổ tông của họ, nếu có video càng tốt, ngoại hình cơ bản đều là không giống nhau, hay chăng họ đều sai? Không phải vậy. Kỹ thuật hạch tâm của họ đều là như nhau, chẳng qua tố chất của mỗi người, thêm một chút biến hóa mà thôi, những thay đổi đó đều là do họ vì đạt được mục đích nào đó mà cố ý thêm vào, không phải là kỹ thuật hạch tâm.

Lão tiền bối có câu: "Sửu công phu, tuấn bả thức". “Tuấn bả thức” là thế nào? Chính là trong xã hội cũ, các thức biểu diễn mà người giang hồ mãi võ luyện và dụng để lấy lòng khán giả, nhằm mưu sinh. Đó không phải là công phu. Nhưng người nay đều coi các thức đó là phương pháp luyện công, còn tưởng luyện thành công phu - đó chính là si tâm vọng tưởng - bởi vì đó chỉ là một loại phương thức biểu diễn mà thôi, không phải là phương pháp luyện công. Phương pháp luyện công chân chính không có tính thưởng thức, nhưng chỉ cần chịu khổ luyện, sẽ rất trường công lực và đạt công rất nhanh. Nếu luyện pháp mà “thập niên bất xuất môn”, thì cơ bản cả đời luyện cũng không thành, nghìn lần không nên để câu “Thái cực thập niên bất xuất môn” làm ngộ nhận - đó chỉ là một số người không hiểu quyền dùng để tự giễu và gây ngộ nhận cho người khác mà thôi.

Internet rất nhiều tư liệu, nhưng chân chính hữu dụng thì chỉ có lác đác. Truyền thống Thái cực quyền dạy học là “khẩu truyền thân thụ”. Bởi vì sơ kỳ luyện tập là huấn luyện để thân thể đạt được yếu lĩnh chính xác, tất cần có sư phụ uốn nắn giá tử mới được. Bởi vì dưỡng thành thói quen ngay khi mới bắt đầu là rất quan trọng. Khi vừa điều chỉnh xong anh đã thay đổi, mà anh cũng không hề biết. Nên giai đoạn này tất cần có sư phụ giám sát. Khi anh đã có thể chân chính nắm chắc yếu lĩnh, cũng chính là thân thể đã hình thành ký ức, anh mới có thể tự mình luyện tập, sư phụ chỉ đạo thêm một chút là được. Khi anh chưa luyện được, bản thân chưa có năng lực phân biệt, cho nên anh xem các tư liệu trên internet tựa hồ đều có đạo lý. Đến khi anh luyện mới phát hiện ra tư liệu này có vấn đề, anh đã lãng phí thời gian. Không có tiền thì có thể kiếm hoặc mượn, mất thời gian thì vĩnh viễn không quay lại, kiếm không được, mượn không xong. Cho nên không khuyến khích người mới học tìm nhiều tư liệu, lãng phí thời gian.

Hiện tại luyện tập Thái cực quyền còn có hiện tượng kỳ quái, có người cả đời chưa đánh nhau bao giờ đi dạy mọi người thuật kỹ kích, thật buồn cười! Đại đa số giáo luyện chỉ là cùng đồ đệ của mình thôi thủ tìm kình, tự coi mình là đã hiểu kỹ kích của Thái cực quyền, kết quả hoàn toàn là sư đồ phối hợp mà thôi. Khi chân chính có cơ hội sử dụng, mới phát hiện sở học của mình hoàn toàn không dụng đượ, vả lại không ai cùng họ thôi thủ, những người này nói lí do, thứ anh dụng không phải là Thái cực kình, ngay cả kình lực là gì họ cũng không hiểu, có thể phân biệt được đúng hay không đúng là Thái cực? Luyện tập võ thuật truyền thống đều là kình lực thực dụng, không cố định kình lực của quyền nào, cho nên người nói “của anh không phải là Thái cực kình”, cơ bản đều là lừa dối người. Đó đều là có người có mục đích khác, dụng để che dấu tự mình không thực dụng mà thôi.

Luyện tập Thái cực quyền cần phải ngày càng thông minh, không thể ngày càng ngu ngốc. Phàm là những thứ chỉ có thể dùng với đồ đệ mà không thể dùng với người là, thì cơ bản đều là giả. Không nên tin những câu gạt người như: "Anh chưa luyện qua Thái cực quyền, không thể hội được những kình đó, khi luyện rồi thì anh có thể thể hội được". Kỳ thực ý của họ là: anh không theo họ học nên không biết phối hợp cùng họ, theo họ học rồi sẽ biết phối hợp.

Khi bạn hiểu được ý tứ tôi muốn biểu đạt, thì hãy sửa chữa điều bạn chưa làm được, thực hiện được thì tiếp tục duy trì, khi nơi nào có vấn đề thì cải chính, mỗi năm bạn sẽ tiến bộ, cho dù tiến bộ không như nhau, nhưng nhất định không dậm chân tại chỗ. Nếu bạn phát hiện bạn không tiến bộ, có thể tiến hay không, thì tìm nguyên nhân từ đích phương pháp, sau khi cải tiến sẽ tiến bộ rất lớn.

Friday, August 11, 2017

Bản chất kình lực trong võ thuật nội gia



Trả lời phỏng vấn của Maike Sigmen

Không thực sự [có bất kỳ nghĩa gì]. Ban đầu tôi tập Judo và Karate rất nhiều và gặp đủ các loại người, và sau đó gặp một người Nhật tập Aikido. Khi ông ta chỉ cho tôi một số thứ tôi nhận ra ông ta đang dùng một loại lực kỳ lạ: định nghĩa của tôi luôn dựa vào hướng về những người có thể kiểm soát được loại lực này.

Trọng tâm tập luyện võ thuật của ông là “nội công”, nhưng cụm từ này có thể có bất kỳ nghĩa gì; ông có thể trong một vài từ giải thích “nội công” nghĩa là gì?

Không thực sự [có bất kỳ nghĩa gì]. Ban đầu tôi tập Judo và Karate rất nhiều và gặp đủ các loại người, và sau đó gặp một người Nhật tập Aikido. Khi ông ta chỉ cho tôi một số thứ tôi nhận ra ông ta đang dùng một loại lực kỳ lạ: định nghĩa của tôi luôn dựa vào/ hướng về những người có thể kiểm soát được loại lực này.Điều này càng được khẳng định bởi việc có một số người – không phải tất cả mọi người – nhưng một số người, tương đối thông minh và có chút ít kỹnăng nào đó về thể chất, đều nói “ồ, cái này lạ thật”, nghĩa là họ cũng cảm thấy [sự khác biệt]. Khi gặp một người không có một dấu hiệu nào của [khả năng dùng lực] này, tôi không cần biết họ biết bao nhiêu bài quyền hay kỹ thuật, nếu họ không biết kiểm soát loại lực này, nghĩa là họ không biết dùngNội Công. Càng khẳng định thêm điều này, trong nhiều năm [tôi đã gặp] một số người Trung Quốc được công nhận là rất giỏi, và họ cũng nhận ra điều này giống như tôi. Họ chỉ cần ngồi xem một ai đó cũng như tôi - đến một mức độ nhất định, bạn không cần phải chạm vào người đó, chỉ cần xem họ di chuyển – và câu hỏi luôn là :”liệu người này có khả năng dùng lực như vậy không”.



Vậy thì “Nội Gia Quyền”, định nghĩa của ông là gì?

Căn bản là loại lực được sử dụng. Theo cách nói truyền thống thì nội gia quyền dùng “Khí” hoặc “Kình” thay vì “Lực” (sức mạnh cơ bắp). Một bướctiến lớn với tôi là khi nhận ra rằng Khí ở đây không phải là khái niệm Khí vũ trụ thần bí. Tôi nhớ đến một cuốn sách mà tôi đọc khi 18-20 tuổi và đang tập Okinawa Karate: cuốn sách có nhiều phần nói về các loại Khí khác nhau: trong phần “Võ thuật và Khí” tôi nhớ cuốn sách nói ngay từ đầurằng “trong Nội gia Quyền, Khí được hiểu tốt nhất như là sức mạnh từ đất lên”.

Có các loại lực phụ trợ khác, nhưng đó là luôn là loại lực chính. Và nó được dùng trong mọi cử động, chứ không chỉ trong một cú đánh toàn lực: nhiềumôn võ ngoại gia cũng có thể thực hiện một cú đánh toàn lực gần giống hệt như vậy. Khác nhau là ở chỗ người dùng nội gia quyền thuần tuý sẽ dùng loại lực này trong mọi cử động.

Vậy ý nghĩa của Khí ở đây không phải là ý nghĩa truyền thống?

Ngày nay rất nhiều người đã đồng ý rằng trừ phi bạn hiểu về nội dung võ thuật bằng tiếng Trung Quốc, bạn sẽ không thể dịch văn bản/ sách võ thuật.Khi phần lớn các bản dịch mà chúng ta ngày nay đang sử dụng được dịch, không ai hiểu được điều đó, nên khi từ “Khí” xuất hiện, người ta giả địnhrằng đây là nói về khái niệm Khí theo nghĩa vụ trụ/ triết học. Từ đó đến nay, rất nhiều người đã ủng hộ khái niệm này và tin tưởng vào nó, tuy nhiên chính hai người thầy [người Trung Quốc] mà tôi học lâu nhất đều nói [về Khí] theo nghĩa hết sức cơ học và thực tế, và phương pháp tập của họ họ rõ ràng là đang tiếp nối theo truyền thống mà họ được học. Một trong hai người là thành viên của Hội Trần gia Bắc Kinh, và người kia là một bậc thầy được công nhận rộng rãi ở Trung Quốc, nên tôi nghĩ cái gọi là “truyền thống” thực ra phải hiểu là “theo quan điểm của phương Tây”: rất nhiều thứ đã bị làm cho hào nhoáng và bí hiểm, trong khi người Trung Quốc đặc biệt là ở phương Bắc lại có quan điểm thực tế hơn. Thực ra một trong các thầy của tôi sử dụng những thuật ngữ mà tôi không thích vì chúng quá cụ thể/ cơ học: khi tôi nói về Bằng kình thì ông lại bảo “à, phải rồi, dùng lực từ chân ở đây”, và tôi khựng lại vì “lực từ chân”: ông còn đơn giản hơn cả tôi!

Wang Xiang Zhai (Vương Hương Trai???), người sáng lập Ý Quyền, cũng nổi tiếng về cách mô tả bằng véc tơ lực và những khái niệm kiểu đó, ông cho rằng nhiều người bị phân tán bởi những chuyện về Khí, cửu này, ngũ nọ, còn ông thì nói thẳng vào vấn đề. Nên không phải là tôi đang tạo ra một tiền lệ, tôi đang đi theo một tiền lệ: đây là một tiền lệ tương đối không bình thường nhưng kết quả của nó thì khá rõ ràng đối với những ai tin theo nó.

Không phải vì tôi là người nói hay, phần lớn những người đến các khoá học [của tôi] vẫn giữ lối tập của họ, nhưng họ thu nhận những thông tin này bởi vì chúng có tác dụng, họ sử dụng chúng theo cách họ muốn, và [thực ra] logic của vấn đề này thì khó có thể phủ nhận được.

Rất nhiều người tập Thái Cực Quyền được công nhận, trong đó có ông, đều có kiến thức từ trước về những môn võ cương mãnh và rõ ràng hơn. Theo ý ông đó có phải là con đường tốt để đạt được Nội Công?

[có], theo nghĩa là một người bắt đầu học võ sẽ có rất nhiều câu hỏi và vấn đề nghi vấn, nên họ dành rất nhiều thời gian mày mò, hoặc [mất thời gian] nghi vấn và đi theo con đường sai. [vì vậy] một người đã có kinh nghiêm [với một môn võ khác] có thể gạt sang một bên phần lớn những vấn đề gây xao lãng [khi tập Thái Cực Quyền??] và tiến thẳng tới cái đích họ muốn, và tôi nghĩ đó là điểm mấu chốt. Một người đã biết chiến đấu sẽ không có những lo lắng và nghi ngờ về bản thân, bởi họ đã trải qua cái đó từ trước, họ không bị xao lãng, và họ theo đuổi đúng cái họ cần.

Anh cũng biết là TCQ thường được mô tả như là một kiểu múa mềm mại, theo kịch bản có sẵn, và chính vì vậy nó không hấp dẫn được nhiều người tập võ thực sự. Nó hấp dẫn những người thích tình huống kiểu một người 50kg đánh ngã kẻ hung hãn 100kg. Nhưng bởi vì những người này không có những kinh nghiệm như đã nói ở trên, họ phí phạm vô số thời gian theo đuổi những vấn đề ngoài lề, và trình độ Thái Cực Quyền thấp nói chung phản ánh thực trạng này.

Ông đã nhiều lần nói rằng những gì ông dạy trong các khoá học không phải là mức độ cao, mà chỉ ở mức cơ bản. Nếu vậy, sao tất cả mọi người đều không làm được những cái đó rồi?

Đây là các nội dung cơ bản, nhưng nó bao gồm thay đổi cách cơ thể di chuyển. [vì vậy] bài quyền TCQ được tập chậm để hạn chế di chuyển của cơ thể. Trong khoá học người ta nhận ra, ở mức độ kiểm soát chức năng cơ thể, cách làm như vậy – và họ về nhà và nhận ra rằng để làm được như vậy họ phải thay đổi mọi thứ họ đang làm, và họ không thực hiện được điều đó, hoặc cùng lắm là chỉ thực hiện được một phần. Rất khó có thể thay đổi một cách cực đoan như vậy. Tuy nhiên, luôn có một vài người thấu hiểu được vấn đề, bỏ ra thời gian, kiên trì tập luyện, và họ trở thành thế hệ xuất sắc tiếp theo.

Ông mong đợi người học thu được những gì?

Di chuyển ở mức độ cơ bản bằng cách dùng Kình, hay lực từ đất, để kéo, đẩy, nâng, hoặc [hợp?] lực hơi hướng xuống dưới. Và hiểu được rằng mọi cử động đều là phối hợp của 4 loại lực cơ bản này. Khi đó họ đã bắt đầu đặt một chân vào ngưỡng cửa.

Vì sao ông không có các khoá học nâng cao hơn?

Bước đầu tiên là hiểu được loại vận động này. Sau khi vận động đã chính xác, mới có thể nghĩ đến kỹ thuật, ứng dụng và thêm các loại lực khác. Làm những việc này trước chỉ phí thời gian.

Như vậy không phải là truyền bá TCQ Trần thức dưới một cái tên khác? Những thứ ông dạy là đặc thù [của TCQ] đến mức độ nào?

Không hề như vậy. Tôi đã dạy người tập TCQ của Cheng Man-Ch’ing, Dương gia, Vũ gia, Karate, Arnis, Akido, Vĩnh Xuân, và không hề truyền bá [cho TCQ]. Họ đều tiếp tục tập luyện môn võ của mình – không hề có chuyện truyền bá môn phái. Tôi cho rằng những người đến các khoá học của tôi – và đã có rất nhiều người đến – không hề bị ảnh hưởng bởi lời nói xuông: họ đạt kết quả, và kết quả đúng như sách vở từ trước đến nay vẫn nói đến.

Nhiều người tham gia một khoá học, quay về tự tập một cách điên cuồng và thậm chí không nghĩ gì đến tôi nữa. Cho nên đây không phải là chuyệntruyền đạo, không có đấng cứu thế nào cả. [khoá học cuả tôi] giống như nói chuyện ở cửa hàng hơn: tôi giới thiệu công dụng, họ thấy rằng [phương pháp này] có kết quả, và họ tự thực hiện.

Tất cả học viên có tiếp nhận được ở mức độ như nhau không?

Theo kinh nghiệm của tôi, những người học tốt nhất thường là người Trung Quốc hoặc gôc Trung Quốc, đã có căn bản về võ và kiến thức về lịch sử, không bị lẫn lộn bởi những vấn đề ngoài lề. Họ hiểu bản chất vấn đề và tiếp cận nó một cách logic, nên họ thường là khá nhất. Tiếp theo là những người có khả năng điều khiển cơ thể tốt, nhưng chưa tập võ thuật. Những người khác đều ít nhiều gặp vấn đề xoá bỏ những thói quen đã tập lâu ngày, đó là một phần lý do người ta nói “TCQ dễ tập nhưng khó sửa”.

Nói chung, trong một khoá học tôi chỉ ra phương pháp tập luyện/ vận động. Người học đều có thể thực hành nó: không thể chối cãi là phương pháp này có hiệu quả. Về lý mà nói, như vậy hoặc đây là phương pháp chân chính, hoặc tôi đã nghĩ ra một phương pháp thứ ba hoàn toàn mới, nhưng tôi không phải thiên tài. Tóm lại, tôi trình bày nhưng không nói chuyện riêng nhiều với ai. Một số người hiểu được: họ nhận ra là mình đã lãng phí thời gian từ trước đến nay. Chính tôi đã lãng phí nhiều thời gian: có lúc tôi chợt nhận ra là dù mình múa quyền đẹp đến mấy, học thôi thủ và những thứ như vậy, thực ra tôi chưa hề thực sự tập TCQ. Tôi đã phải dừng lại và quay lại từ đầu. Vì vậy mà tôi không dạy một lớp TCQ nào ở ngay địa phương: tôi nhận ra rằng mình không hiểu đủ về TCQ để dạy, và quyết định bỏ thời gian ra để học lại. Nhưng nói chung phần lớn những người đã tập TCQ một thời gian dài sẽ không chịu thay đổi.

Quá nhiều công sức bỏ ra cho những gì họ đã có?

Chính xác. Nhiều khi còn có nhiều thứ khác phụ thuộc: địa vị, tự ái, và nhiều khi cả lý do kinh tế: đây có thể là một nửa thu nhập của họ chẳng hạn. Vì vậy tôi không nhận xét nhiều: tôi chỉ ra mọi thứ, và họ dùng nó theo cách họ muốn.

Vì sao những thứ này không được biết đến nhiều hơn ở phương Tây?

Vấn đề là lượng kiến thức có được ở phương Tây là khá ít, và rất nhiều người [Trung Quốc] ở phương Tây thực ra cũng không được học hành tử tế. Nhiều khi vì họ là người Trung Quốc, người ta nghĩ là họ hiểu biết, nhưng nhiều khi không đúng như vậy. Chính việc này làm mọi việc mù mờ và khiến cho TCQ cũng như các môn nội gia quyền khác kém phát triển hơn là mọi người lầm tưởng. Ta thường nghe ai đó nói là đã dạy được 20 năm,nhưng nếu họ không biết gì thì 20 năm cũng không nói lên điều gì. Điều này đúng với cả người Trung Quốc và người phương Tây: chỉ vì ai đó là người Trung Quốc, hoặc đã học từ một ông thầy nhất định, không có nghĩa là họ hiểu. Những kiến thức này được giữ tương đối kín.

Ông luôn nhấn mạnh đến kết quả, nhưng làm sao phân biết giữa kết quả đúng và kết quả sai?

Cũng như mọi thứ khác, bạn cần một người thầy tốt, mà không chắc người thầy hiện tại của bạn đã tốt. Nếu tôi phải kiểm tra lại những gì mình nghĩ là mục tiêu và kết quả đúng, tôi sẽ - và đã thực sự làm như vậy – tìm đến một người Trung Quốc được công nhận là bậc thầy ở đại lục Trung Quốc.

Làm cách nào để đánh giá khả năng của một ông thầy?

Có một cách khá đơn giản để xem một người đã tập nội gia quyền hay chưa: bảo họ để nắm đấm hay bàn tay lên ngực bạn, và đánh mà không cần xoay hông hay vai. Cách này không bảo đảm 100%, nhưng là một dấu hiệu khá tốt: nếu người đó có khả năng, họ sẽ làm được một cách dễ dàng. Nếu không làm được, họ không nên đi dậy: đây là một “bài thử thầy giáo” đơn giản.

Ngoài ra, không nên chỉ đánh giá qua khả năng của những người khá to lớn.Như một vài người thầy khác, tôi khá to lớn, nhưng như vậy không chứng tỏ được điều gì. Một người thầy phải được đánh giá qua học trò bé nhỏ nhất của họ. Tôi đã hướng dẫn một người chỉ nặng có 135 pound (60 kg) nhưng có thể đánh mạnh đến mức tôi không bao giờ muốn bị đánh nữa, bởi vì tôi không muốn bị chấn thương. Và với một người nặng 60 kg, khả năng đó phần lớn là do tập luyện.



Một số người có thể nói “nếu không ứng dụng chiến đấu được thì không phải TCQ thực sự”. Một số người khác lại coi các vấn đề đường dẫn lực, Kình, và nói “đó là dành cho chiến đấu, và không cần thiết nếu chỉ dùng cho dưỡng sinh”.

Có nhiều phát biểu của Ma Yueh Liang, Feng ZhiQiang, Chen Fa Ke, Yang Zhen Duo và những người khác, nhìn chung tất cả đều nói rằng 99% của TCQ là Bằng kình. Nếu bạn không hiểu Bằng kình, và không biết cách thực hiện nó trong tất cả các cử động của mình, bạn không tập nội gia quyền: đó không phải là TCQ, bất kể là có chiến đấu được hay không. Nên trừ phi bạn hiểu và sử dụng được Kình cơ bản, dù là cho dưỡng sinh - bản thân tôi cũng không quan tâm nhiều đến chiến đấu – hay là võ thuật, bạn không có TCQ. Vì vậy sử dụng Kình không phải là để đánh giá vấn đề võ thuật, mà là để đánh giá đây có phải là nội gia quyền hay không. Nếu bạn không biết dùng Kình, hoặc không dùng Kình trong mọi trường hợp, thì dù có đi quyền đẹp, bạn cũng không hiểu nội gia quyền.
Bằng kình và kết nối: các yếu tố thể chất tạo ra “nội công”

“Nhận lực từ đất” là cách Cheng Man-Ching mô tả các loại lực dựa trên bằng kình (lực hướng từ đất) thông qua kết nối toàn bộ cơ thể.

Tập luyện cách dẫn bằng kình đến tất cả các phần của cơ thể giúp tăng cường sức lực và khí. Ví dụ một người khuân vác bê đồ trên đầu mình cũng đang dùng bằng kình từ chân lên đầu. Trong nội gia quyền, chúng ta phải tập để truyền được lực này đến mọi điểm trên cơ thể, mọi điểm tiếp xúc và chân tay. Bằng cách giữ cho cơ thể kết nối toàn bộ, như một con vi khuẩn, chúng ta có thể tác động đến mọi cử động của cơ thể bằng lực từ đất truyền lên.

Thông qua bằng kình và vận động toàn thân, lực được truyền từ, định hướng ở hông, và thường thể hiện ra ở cánh tay và bàn tay. Điều lạ là càng dùng loại lực này nhiều thì các thể hiện khí cảm càng tăng.

Để bắt đầu tập bằng kình, nhờ ai đó đẩy vào cánh tay, giữ vai hơi vươn ra và lưng dưới thả lỏng. Phải cảm nhận và tạo ra được một đường lực hơi cong, nối từ điểm tiếp xúc ở tay, qua lưng, đến chân sau. Để cho lực đẩy làm bạn co lại, đừng cố vươn ra, cố thả lỏng dọc theo đường lực này càng nhiều càng tốt. Phải làm sao để đầu gối và hông có thể lắc lư dễ dàng trong khi người đẩy vẫn cảm nhận được đường lực hướng xuống đến đất.

Cố gắng chìm xuống nhưng vẫn duy trì đường lực (bằng). Không được căng cứng vai hay tay, vươn/ đổ người về phía bạn tập, vừa thư giãn vừa đẩy thẳng vào hướng lực của họ.

Chú ý là hơi vươn vai không chỉ giúp tạo đường lực mà còn giúp kết nối tay với lưng.

Nếu tập đúng, bạn có thể dùng ý chí điều khiển cho đường dẫn lực xuất hiện và biến mất. Ban đầu, sẽ phải chỉnh sửa tư thế của cơ thể, một khi đã cảm nhận được thì tiến bộ sẽ rất lớn.

Vị trí cơ thể và các góc độ [góc độ mở ở các điểm kết nối] là hết sức quan trọng để tạo ra bằng kình, trong khi chỉ dùng cực kỳ ít sức mạnh cơ bắp. Vì vậy người ta nói ở khía cạnh thể chất thì nội gia quyền là nghiên cứu về các góc độ của cơ thể.

Kết nối: khía cạnh khác của Bằng kình

Cũng như một đồng xu không thể chỉ có một mặt, bằng kình, hay là ẩn lực của toàn thân, không thể tồn tại nếu không có mặt đối diện, kết nối. Bằng là lực mở/ vươn ra. Kết nối là xu hướng đóng lại. Chính sự kết nối/ kéo nhau của những phần cơ thể vươn ra sẽ giúp hông điều khiển tay.

Vận động đặc thù của nội gia quyền, mà qua đó chúng ta đang xem xét đến sự thể hiện ra ngoài của Khí, yêu cầu xem xét đến hai khía cạnh cơ bản: bằng (xem bài trên) và kết nối.

Trong nghiên cứu cơ học ứng dụng trong sinh học, người ta nhận thấy là một loại cơ có thể được dùng với các bó cơ khác nhau để tạo thành các cấu trúc vận động khác nhau. Để thực sự sắp xếp lại [mối liên kết] giữa các bó cơ để đạt được kết cấu tối ưu và tận dụng tối đa sức mạnh của phần hông eo, ta phải thả lỏng những phần căng cứng cục bộ theo thói quen, và một cách nhẹ nhàng (để không làm nhiễu đầu óc) sắp xếp lại cử động của mình.

Một khi đã hiểu và tập bằng kình theo quan điểm này, sẽ không mất lâu để “dùng ý” tạo ra đường dẫn từ đất đến bất kỳ điểm nào trên cơ thể để ra đòn hoặc đỡ đòn. Tuy nhiên kết nối [giữa mọi điểm bất kỳ trên cơ thể] một cách dễ dàng sẽ mất lâu hơn, vì nó không thể dựa trên cấu trúc xương như khi tập bằng kình.

Mọi vận động của nội gia quyền đều dùng hai yếu tố bằng kình và kết nối này, ngoài ra các hiện tượng khí cảm có thể đạt được thông qua sử dụng hai yếu tố này kết hợp với thả lỏng, dùng ý và tư thế đúng của cơ thể.

Các bước kết nối, và lực chìm

Đẩy bằng kình từ dưới lên, từ chân qua hông, lưng, đến tay … là cách dùng lực từ đất để khởi tạo chuyển động và sức mạnh. Đường chuyển động là đường ngắn nhất có thể.

Tương tự, khi dùng lực theo hướng đi xuống thì lực từ điểm đặt lực (tay, …) qua đan điền xuống đất. Tạo ra kết nối giữa điểm đặt lực và đan điền, mà không sa vào căng cứng cục bộ, là một trong những phần khó khi tập nội gia.

Cơ bản có hai cách áp dụng lực ép xuống này, tuỳ theo vị trí của điểm đặt lực so với đan điền. Nếu điểm đặt lực ở gần, có thể dùng bằng kình cục bộ từ tay đến vai. Ở xa hơn thì phải dùng kết nối thực sự từ điểm đặt lực đến đan điền.

Khi dùng lực kết nối này, kình lực bất ngờ sinh ra từ trung tâm cơ thể, tích lực chủ yếu ở lưng, được tăng cường nhờ các khối cơ bụng. Tập lực này đúng cách sẽ làm tăng cơ bắp ở bụng và ngực vì lực được phát ra từ đây.

Ví dụ khi kéo vai một người bạn tập, trước tiên phải kết nối bằng cách hơi căng phần giữa tay đến thân người. Thả lỏng để chìm xuống và để cho một phần sức nặng cơ thể đè lên vai bạn tập. Khuỷu tay sẽ tự chìm xuống.

Hít vào rồi thở ra, hơi chìm người và để cho sự chìm này đè xuống vai bạn tập thông qua kết nối từ thân sang tay. Khi thở ra bằng mũi, vùng bụng sẽ kéo dãn, các cơ sườn đồng thời co lại nhưng không quá cương cứng.

Lúc đầu, làm như vậy sẽ không tạo ra được lực đè lớn lên vai bạn tập. Phải lập lại nhiều lần, và quan trọng hơn, phải nhẹ nhàng và tập trung để dùng cơ bắp ở ngực và bụng chứ không phải tay. Tập kéo từ giữa cơ thể xuống.

Tập chuyển trọng tâm từ chân sau ra chân trước để tăng thêm động lực. Lúc này động tác sẽ rất giống “pi”??? quyền trong Hình ý quyền.

Trong các môn nội gia, cử động này, cùng với một số khác nữa, được tạo ra bằng cách dụng ý [để truyền lực] ra tay. Tập thật chậm, thở ra qua bàn tay và ngón tay, trong khi cử động xuất phát từ mặt đất, được điều khiển bởi phần hông eo, và phát rat ay. Cơ thể vận động như một thể thống nhất.

Gần như không có lực khi bắt đầu tập … dùng ý để dẫn bằng kình, vươn duỗi, trọng lượng đè lên bàn tay, và phát khí qua bàn tay. Tập có lực là sai lầm và đẫn đến dụng ngoại lực.

Các phần còn lại của cơ thể cũng phải kết nối. Ví dụ, hơi đỉnh đầu lên sẽ tạo ra một lực căng nhỏ, có thể dùng để dẫn dụ lực [đè lên vai].

Vận động bằng Bằng kình xuyên suốt trung tâm cơ thể, và bên ngoài được kết nối bởi “sự bao bọc của toàn bộ cơ bắp nối với nhau” là căn bản của mọi môn nội gia. Điều kỳ lạ là một số vận động theo cách này sẽ tạo ra cảm giác gần như có thể nhìn thấy được của “ngoại Khí”.

Phần 3: Lực đẩy bằng Bằng kình



Cách duy nhất để quen thuộc với bằng kình là phải thưòng xuyên chơi đùa với nó, tìm ra các ứng dụng và hạn chế của nó. Càng tiến bộ, bạn sẽ càng thấy có ít hạn chế hơn là minh tưởng, và gần như mọi cử động đều có thể dùng bằng kình và kết nối toàn thân.

Đầu tiên, để sử dụng ít cơ bắp nhất, có một số ý nên nhớ: đứng tấn tương đối rộng, trọng tâm trên chân sau, chìm người làm sao để khớp vai ít bị căng nhất, chùng lưng dưới (lưng bắt đầu cong ra phía ngoài), để cho thế bằng cảm thấy hơi bị ép vào một cách thoải mái, chứ không vươn ra một cách căng thẳng.

Một khi đã có đường lực chắc chắn giữa tay và chân đối diện, sẽ không khó để vươn ra dọc theo đường lực này để tạo ra một cú đẩy mạnh. Không được đứng thẳng dậy, hay để hông ép vào phía trong (vặn xoắn), mà vươn dọc theo đường bằng kình.

Cũng như cái chốt giữa hai chân thang có thể dễ dàng duỗi ra khi nó đã gần như mở, nhưng khó duỗi ra khi đang gập, các “chốt” trong cơ thể cũng như vậy. Chỉ cần đẩy nhẹ là có thể tạo ra lực dọc theo đường lực nếu như các chốt đều đã gần như mở. Các chốt ở đây bao gồm đầu gối, hông, xương lưng, vai và khuỷu tay. Mỗi chốt này khi đi từ trạng thái gần mở sang mở sẽ giúp thúc đẩy và tăng cường lực dọc theo đường bằng kình.

Bạn có thể dùng cách tập này để mở cửa hàng ngày. Hoặc tập ở các tư thế khác nhau. Khi vai quá gập, tập bù lại bằng cách hướng thẳng lực từ hông đến khuỷu. Không được đẩy bằng cơ vai. Những người quan tâm đến thực chiến có thể dùng cách này để đánh mà dùng rất ít lực.

Ngoài cách nhìn nhận theo kiểu “chốt” đơn giản như trên, còn có các yếu tố phức tạp hơn cần được giải thích.

Những thay đổi liên tục trong một chuyển động kiểu nội gia có liên quan đến khai và hợp. Khi cơ thể hợp lại, nó co cuộn thành một thể hợp nhất; khi khai, cũng vươn ra theo hướng của bằng kình theo một thể hợp nhất.

Cựm từ “thái cực” trong Thái Cực Quyền nói tới quá trình khai hợp liên tục trong mọi động tác, có khai thì phải có hợp … Âm dương chính là biểu hiện của các thái cực, và TCQ có thể coi là môn võ của thái cực, không phải bởi vì nó có khả năng chiến đấu [hơn các môn khác], mà bởi vì cũng như âm dương, nó liên tục di chuyển từ đóng sang mở.

Trong khai hợp, điểm trụ là đan điền, là trung tâm (theo nhiều nghĩa khác nhau) của cơ thể.

Mặc dù chúng ta chỉ đang nói về đẩy, nhưng mọi cử động có khai hợp đều liên quan đến đẩy. Một minh hoạ đơn giản sẽ chỉ rõ ý này.

Khi hợp thân, chốt chính ở lưng bắt đầu co lại và tích lực trong khi thân chìm xuống, tạo ra co và tích lực ở hông và gối (xem ảnh). Quan trọng là lưng cong phải đi liền với gối. Hông không cố tình cong, mà cong vì lưng và gối cong. Kết nối từ tay đến chân vẫn phải được duy trì liên tục.

Tích lực theo cách này đòi hỏi cơ thể co lại theo hướng vòng và đi xuống.

Khi khai, duy trì kết nối trong khi lực từ chân đẩy qua lưng và đi đường ngắn nhất đến mục tiêu. Lúc nào ta phải tìm con đường ngắn và hiệu quả nhất [để phát lực] từ đường cong đang tích lực (xem hình). Khi cơ thể duỗi ra, phần hông xoay một cách tự nhiên ra khỏi vị trí đóng, làm tăng lực đẩy dọc theo xương sống. Hơi thở ra giúp cơ bụng dưới hơi căng, giúp tăng năng lượng cho hông xoay.

Cùng lúc với hơi thở, bụng dưới co lại, giúp hông xoay, đẩy vào xương sống làm nó thẳng ra, ….. theo đó khí chạy xuống chân và lên lưng.

Chú ý là như trong hình vẽ, từ hông có hai lực phát ra, một trong hai lực đó hướng xuống chân. Khai của thân bắt nguồn từ hông eo, tay chỉ là phụ để dẫn lực.

Để tư thế đúng, mặc dù lực được điều khiển từ hông, khởi nguồn vẫn phải từ chân.

Tất cả đòn đẩy (và phát lực), qua bất kỳ phần nào, theo hưóng nào, đều dùng ý tưởng biến đường cong (tích lực) thành đường thẳng (hướng lực).

Đường dẫn lực là đường ngắn nhất từ đất, và dọc theo các điểm nối dễ duy trì nhất.

Các nguyên lý trong ví dụ ở trên như bằng kình, khai hợp, hợp thân, … đều áp dụng cho mọi cử động trong nội gia quyền. Tập luyện để theo đúng các nguyên lý này trong mọi cử động sẽ giúp tiến bộ nhanh chóng.

Nói chung, có thể đạt được tiến bộ về thể chất thông qua tập bằng kình, thả lỏng và hợp thân. Tiếp theo, tập tạo lực cho mọi cử động bằng bằng kình, hợp thân, và khai hợp. Tuy nhiên để đạt được lực và thả lỏng, không chỉ có tập luyện bình thường và hiểu biết lý thuyết là được.

Ngoài cách tập thông thường, còn có một phương pháp hình dung về hợp thân có thể giúp tăng bằng kình một cách đáng kể. Nếu hình dùng cơ thể như một thể đơn bào, ví dụ như trùng amip, thì bằng kình là đường lực ngắn nhất [giữa hai điểm] trên cơ thể.

Theo hình dung truyền thống về động tác “đẩy”, cơ thể co từ phần trung tâm ra đến ngón tay và ngón chân khi hợp, và khi khai thì vươn từ phần trung tâm ra. Điểm trung tâm là hội âm, nhưng các cơ bắp ở lưng, bụng trên và dưới đều tham gia.

Cách hình dung cơ thể như một tấm vải dẫn đến một cách nói truyền thống “tập lớp bọc bên ngoài”, tuy nhiên phải hiểu lớp bọc ở đây bao gồm cả da thịt, gân cơ, … tất cả đều đóng góp vào hiệu ứng hợp lại.

Khía cạnh đối diện của hợp là khai, nói đến sự vươn duỗi của cơ thể. Khi vươn, bằng kình là lực đẩy, nhưng được tăng thêm bởi sự co duỗi, đặc biệt là ở bụng, đi kèm với ép thở ra.

Phải chú trọng tập vươn duỗi nhiều như tập hợp lại. Có một câu thành ngữ Trung Quốc là vưon duỗi một sợi cơ ra một tấc còn mạnh hơn to ra 3 tấc.

Tri giác và tập luyện cơ thể đơn bào là phụ trợ cho khả năng dùng “nội lực” như bằng kình và kết nối toàn thân. Chỉ tập cái này khi đã có kỹ thuật cơ bản. Tuy nhiên ở mọi trình độ, có một cái nhìn tổng quát [về các tầng bậc kung fu] cũng là có ích.

Không được dùng sức khi tập. Thư giãn, hình dung trong đầu quá trình đang diễn ra, để đầu óc tự chỉnh sửa lại cơ thể. Lặp đi lặp lại và thả lỏng là yếu tố quan trọng trong nội gia quyền.

Đồng thời, khi cơ thể hợp lại như trong ví dụ bên trên, vẫn phải cảm giác được bằng kình xuyên qua cơ thể, như một chiếc khung sắt. Cảm giác toàn bộ chiếc khung uốn cong và dồn vào chân sau.

Một số câu hỏi từ độc giả sau 3 bài về tập bằng kình.

Trong hình vẽ, có vẻ như thế bằng yêu cầu nghiêng về phía trước để tạo ra khoảng cách dài hơn giữa tay trước và chân sau để truyền lực dễ dàng hơn.

Tư thế này giống với TCQ Vũ thức, nhưng khác với các dòng khác, vốn có lưng thẳng hơn

Với người bắt đầu tập dùng lực từ đất một cách thả lỏng, nghiêng về phía trước giúp kết nối với chân sau tốt hơn (chìm và co về chân sau, không vươn theo hướng đẩy). Khi đã quen sử dụng lực từ đất, bạn sẽ đứng thẳng dần lên.

Khi đứng thẳng, cũng chỉ nên dùng những cơ bắp có liên quan đến đường dẫn lực. Tư thế vươn ra phía trước của Vũ thức nói chung là hiệu quả hơn cho mục đích này.

khi án với bằng kình và kết nối cơ thể, với một chân trước, một chân sau, làm sao để không bị mất thăng bằng và đổ nhào? Chỉ cần không bị mất trọng tâm ra ngoài chân trước? Có cần phải thả lỏng về vị trí ban đầu ngay sau khi án?

Nói rất chính xác. Đổ ra phía sau [ngay sau khi án] là cách thông dụng trong nội gia.

Khi án [dài] và phát kình (fajing) [ngắn], cấu trúc cớ thể có giống nhau?

Về tổng thể là giống nhau, nhưng có một vài điểm thêm vào. Đây cũng là sự khác nhau giữa trường kình và đoản kình.

Khả năng dùng đoản kình dọc theo đường dẫn lực đòi hỏi nhiều công phu hơn, nhìn chung cần có (1) dùng sức của lưng và chân nhiều hơn; (2) đồng thời dùng các bó cơ ở lưng và ngực, và thở ra; (3) dùng đàn kình từ chân (trước hoặc sau).

Khi nói về bằng kình và kết nối toàn cơ thể, ông luôn nói lực phát từ đất bằng cách duỗi thẳng chân hoặc gối. Liệu có thể tạo ra lực bằng cách duôi thẳng lưng ra tay, đồng thời đạp xuống chân, sau đó lực lại được đẩy ngươc từ chân lên lưng, tay, và thêm vào lực đẩy ban đầu? Nói cách khác, đâu là điểm khởi phát lực, chân hay lưng?

Lực thả lỏng truyền từ đất qua thân và ra tay. Bởi vì "sợi" lực này xuyên suốt cơ thể, cách điều khiển nó tốt nhất là từ hông phối hợp với chân. Bạn có thể hình dung sợi này bắt đầu từ chân và truyền lên trên, như đã nói ở đây.

Tuy nhiên, theo hình ảnh truyền thống thì sợi này bắt nguồn từ hông, một đầu nối đến chân, một đầu nối đến tay. Theo cách này thì dụng lực hoàn toàn từ hông. Về mặt kết cấu, 2 cách hình dung này là hoàn toàn giống nhau.

Để phát đoản kình, bạn nói đúng, có hiện tượng tích lực/ dồn lực xuống đất rồi dội ngược lên. Lực này tăng cường cho cú đẩy, và tùy sức mạnh của hông, có thể rất mạnh. Ngoài ra, trọng tâm đồng thời dồn xuống chân. Có thể tập làm như vậy từ cả chân trước lẫn chân sau.

Trường kình thì luôn khởi phát từ chân sau, không có độ bung nổ.

Khi đi quyền, chuyển trọng tâm từ chân này sang chân kia, có nên (1) duổi thẳng chân sau để chuyển trọng tâm, hay (2) dùng ý "đẩy" trọng tâm, và để chân sau tự thẳng ra một cách tự nhiên?

Đây là một câu hỏi quan trọng, vì đây là một trong những điểm nhiều người tập sai. Khi bắt đầu đi quyền trong bất kì môn nào, TCQ, Hình ý, Bát Quái, Aikido, Lục Hợp Bát Pháp, .... bạn phải kết nối cơ thể bằng "bằng kình" và sự "kết nối toàn thân" rất mong manh. Mọi cử động đều phải được hướng dẫn bởi bằng kình và kết nối, nói cách khác sợi kết nối không bao giờ bị đứt (trừ khi phát kình).

Theo tôi chỉ cần duy trì bằng kình hay lực từ đất, dùng nó điều khiển vận động thực hay tưởng tượng, khi đó vận động của bạn sẽ đúng. [Khi chuyển trọng tâm], hình dung một chân là điểm truyền lực, chuyển dần sang chân kia một cách tự nhiên cho đến khi chân kia đảm nhận toàn bộ việc truyền lực. Chính chân này là chân "thực" trong các yếu lĩnh nói đến.

Chỉ cần duy trì sự kết nối liên tục và sự "đầy lực" trong chuyển động, và cử động nói chung sẽ tự chỉnh.

Khi đứng thấp, chân song song bằng vai, và muốn vươn lên cao, có nên (1) quán tưởng về duỗi thẳng chân, hay (2) đẩy trọng tâm lên, qua đó chân tự đứng thẳng? Có vẻ như theo cách (1) thì cảm giác lực từ đất sẽ mạnh hơn.

Quan trọng là phải kết nối với đất thông qua toàn thân, không bị gãy. Trong trường hợp này, hình dung như đang đẩy rất nhek một vật trên đỉnh đầu của mình, duy trì lực bằng một cách thả lỏng từ chân lên đầu, và duỗi dần ra đến "tay" [hay điểm cuối của kết nối, tức là đầu].

Điểm quan trọng trong tất cả các động tác, bài tập trên, là học cách dụng lực từ đất một cách thật thoải mái, đến khi nó là một phần tự động trong mọi cử động.

Dĩ nhiên sau khi đã tập luyện, cơ bắp sẽ được làm quen và vận động dễ dàng hơn. Ví dụ, khi vươn lên, các cơ ở gối, hông và lưng dưới sẽ quen với vận động này và tăng cường khả năng duy trì bằng kình, và cử động sẽ vừa đúng vừa mạnh.

Tôi đọc được một bài tập như sau: đứng thẳng và vươn tay ra trước, hình dung (không làm thật) phía dưới cổ (đốt sống cổ dưới cùng) đẩy ra sau, đồng thời với tay đẩy ra trước. Sau khi đọc bài viết ở đây, tôi tự hỏi có nên chuyển bài tập thành hình dung phần lưng dưới của mình đẩy ra sau thay vì cổ.

Tôi nghĩ như vậy sẽ tạo ra bằng kình tốt hơn.

Nếu tập trung duy trị sợi dây kết nối, đường dẫn lực, ... của lực từ đất, qua chân, giữa lưng, đến tay, sẽ có tác dụng. Cơ thể không những phải duy trì được kết nối này, mà phải dùng được nó để khởi phát ra mọi chuyển động, trong tất cả các môn nội gia.

Trong trường hợp cụ thể này, tạo ra/ hình dung kết nối toàn bộ cơ thể sau đó hơi chìm xuống (uốn gối). Không được vươn lên nhiều, duỗi thẳng chân,
đẩy lực lên lưng (hông sẽ tự cong vào, không được ép). Để cho lực đi qua lưng, ra tay và bàn tay. Bạn sẽ cảm thấy dưới cổ, lưng, .... đều phản ứng với
lực đẩy này.

Nói cách khác, cách tập của bạn như ban đầu cũng tốt, nhưng hiểu được kết nối cơ thể dọc theo toàn bộ đường truyền lực sẽ tốt hơn.

Các yếu tố trong thả lỏng

Các môn nội gia chú trọng thả lỏng nhằm đạt được “nội lực”, chính là đặc thù của nội gia. Có nhiều lý do để hướng tới dự thả lỏng – tùng – này.

1. Về mặt thể chất, hiệu quả của bằng kình và kết nối phụ thuộc vào góc kết nối tối ưu của các khớp để truyền lực với tối thiểu cơ bắp. Tập luyện với sức cơ bắp tối thiểu sẽ bắt buộc ta phải có góc kết nối tối ưu (nếu bạn biết cách đánh giá và nhận ra kết quả).

2. Khi xây dựng lại cách phối hợp vận động (cấu trúc lại cách dung cơ bắp) của cơ thể trong một thể thống nhất, viêc dùng những nhóm cơ riêng biệt (không thả lỏng cục bộ) là phản tác dụng.

3. Sẽ là rất khiếm khuyết nếu tập nội gia mà không hiểu và tập được cách động ở mức nhẹ cho đến trung bình bằng cách dùng ý dẫn kình và điều khiển kết nối khi cơ thể đang thả lỏng. Mọi sự căng cứng đều là cản trở cho yếu tố khác biệt cơ bản của “nội lực”.

Thả lỏng, hay “tùng” không có nghĩa là yếu ớt, hay không có lực. Ngược lại, chỉ cần đứng vài thế thông thường nhiều người mới tập đã gào lên vì đau.

Người tập lâu hơn đã quen đứng [trạm trang], có thể đứng một cách thả lỏng và cho rằng mình đang thả lỏng, nhưng thực ra là do chân họ đã khỏe hơn. Những người tập lâu hơn nữa, ngoài sức của chân còn biết cách sắp xếp góc độ kết nối, và khiến cho các khớp trở thành điểm chịu lực, ít cần dùng đến cơ bắp hơn. Đây là các bước phát triển khả năng thả lỏng.

Chân khỏe là yêu cầu bắt buộc. Chân càng có khả năng chịu lực, càng ít cần cố sức ở chân và càng có nhiều sức cho thân trên và tay.

Bước đầu tiên là phải hiểu được bằng kình, kết nối, và góc kết nối phù hợp. Nếu dùng sức cứng nhắc rồi mong them vào tập thả lỏng, sẽ không được nhiều kết quả. Cơ thể phải thực sự thả lỏng [ngay từ đầu].

Các yếu tố cơ bản của tập trạm trang

Trạm trang là cách dùng bằng kình, kết nối và ý để tăng sức lực dựa theo các tiêu chí về thể lực đặc thù của nội gia quyền. Thả lỏng hoàn toàn đồng thời duy trì bằng kình và kết nối toàn thân. Nhìn từ bên ngoài có vẻ như không làm gì, nhưng bên trong thì có nhiều nội dung hơn. Ví dụ:

1. Cơ thể thả lỏng và truyền lực từ đất (bằng kình) qua thân lên tay, cảm giác như có lực nối vào tay. Lực được truyền nhờ cơ thể thả lỏng và chìm xuống đất.

2. Tập kết nối bằng tư thế tương tự, ở đây duy trì bằng kình nhưng phải dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể vào tay thông qua quá trình kết nối

3. Ở ví dụ 3, bằng kình cũng được phát ra, nhưng do tay ở thấp, về mặt cơ học sẽ hiệu quả hơn nếu nối thẳng véc tơ lực từ đất qua hông, từ hông trực tiếp [dùng ý để ép] vào tay. Cách này dựa vào sức của các tổ hợp cơ ở lưng và vai, người mới tập dễ bị sa vào dùng lực vai thay vì bằng kình. Điều này thường xuyên xảy ra, do đó trước tiên nên tập 2 tư thế đầu.

"Lực ngược chiều"

Ngoài kỹ năng kết nối và cấu trúc tối ưu, còn có các kỹ năng sử dụng tác động vặn xoắn của cơ – xương, sẽ được giới thiệu trong phần tiếp theo.

Dùng lực giằng trong bằng kình và kết nối

Bằng kình, hay lực nối đất, và kết nối toàn thân, hay khai hợp, là những kỹ năng đặc thù của nội gia quyền. Người ta thường nói “không làm được thì không hiểu được”, ý nói là chỉ mới biết được về mặt nguyên lý học thuật thì vẫn chưa phải là hiểu thực sự. Chính vì không hiểu mà nhiều người nhầm tưởng rằng bằng kình cũng dùng cấu trúc và cách kết nối cơ thể giống như các môn ngoại gia. Tuy nhiên có những điểm khác biệt, vì bằng kình và kết nối mới là bước đầu, dẫn đến nhiều kỹ năng khác. Bước tiếp theo là dùng bằng kình và kết nối để thúc đẩy mọi chuyển động.

Thúc đẩy toàn bộ cấu trúc cơ thể từ chân sẽ tạo ra sự vặn xoắn tự nhiên. Lực kết nối rất nhẹ giữ cho cơ thể thành một khối, giúp lực vặn xoắn (triền ty kình) có thể phát ra đến tận đầu ngón tay, nếu không bị căng cứng ở điểm nào.

Khi đứng trạm trang, có thể tăng cường hỗ trợ cho cấu trúc cơ thể bằng cách xoắn nhẹ và tự nhiên các khớp chân tay. Có một số môn ngoại gia cũng sử dụng phương pháp này, nhưng ở đây sự vặn xoắn phải khởi nguồn từ chân và hông, và lực xoắn vẫn phải dựa trên bằng kình.

Nguyên lý của lực giằng dựa trên quan hệ đối nghịch giữa các nhóm cơ. Ví dụ, tích lực ở lưng nghĩa là mối tương tác ngược chiều giữa các nhóm cơ ở lưng, cũng giống như tích lực ở ngón tay khi chuẩn bị búng ngón tay. “khí dính theo lưng và lấp đầy sống lưng” là cách miêu tả tích lực trong các sách TCQ. “tích lực” có thể hiểu như ngăn cản lực khai bằng lực hợp, rồi mới thả ra.

Các lực giằng khác trong trạm trang có thể là: lực rất nhỏ giữa ngón trỏ và ngón cái (mở hổ khẩu), giữa ngón cái và ngón út, và sự căng thẳng từ cổ đến bàn tay.

Bước theo vòng tròn trong Bát Quái Chưởng cũng là một dạng trạm trang, nhưng dùng bước bộ đặc biệt. Nhưng cảm giác về bằng kình và kết nối cũng tương tự. Lực giằng trong Bát Quái Chưởng có thể thấy trong thế Ngựa Trời … Bay Trên Trời ????

Trong Hình Ý quyền, cử động “xé vải” trong luyện ngũ hình cũng là một ví dụ. Đại Thành Quyền cũng dùng lực giằng ở tay để tăng sức mạnh của bằng kinh và kết nối.

Tuy nhiên nếu việc vặn xoắn không nối với đất thông qua bằng kình thì sẽ chỉ là vặn xoắn cục bộ, chỉ là kết quả của sức mạnh cơ bắp. Nếu không bỏ thời gian tập bằng kình và kết nối toàn bộ cơ thể thì sẽ rất khó tập lực vặn xoắn.

Dùng sức ở chân để tạo khung

Để đạt được trường kình cần phải luyện cho cơ thể, từ đầu đến chân, trở thành một khối. Ví dụ kể cả khi vặn một cái nắm cửa cũng phải nối lực từ tay qua hông về chân, một phần đáng kể của lực xoay là từ bụng và lưng, được hỗ trợ bởi kết nối từ chân đến tay.

Đầu gối, chân và lưng dưới đều quan trọng trong trường kình. Đặc biệt lực của chân là không thể bỏ qua. Có một câu chuyện không tế nhị lắm nhưng rất ý nghĩa về cha của Trần Tiểu Vượng đang tiểu tiện trên bờ dốc thì bị các bạn đùa nghịch đẩy từ đằng sau. Nhưng vì chân và hông của ông khỏe quá, nên có thể truyền xuống đất tất cả các cú đẩy thẳng, và hóa giải mọi hướng đẩy khác … mà không trượt một giọt nào.

Trạm trang là phương pháp luyện trường kình truyền thống. Bằng cách tưởng tượng các hướng lực tấn công khác nhau, có thể tự điều chỉnh rất nhỏ tư thế đứng, và với thời gian luyện được một “khung cơ thể” tạo ra trường kình. Nói cách khác, quán tưởng để dồn bằng kình vào một phần nhất định của cơ thể (thường là tay) và duy trì nó sẽ tạo ra lực rất lớn.

Cũng có thể tập dồn bằng kinh đi khắp người bằng cách tập chậm và hình dung cách dùng bằng kình khi áp dụng thực tế, hoặc khi phải dùng bằng kình trong mọi động tác để chống lại lực tác động rất mạnh từ bên ngoài. Các bài quyền trong TCQ, các bài tập triền ty kình, bài tập chậm trong Ý Quyền, … đều là ví dụ của việc định hướng cho bằng kình. Aikido cũng có những bài tập tương tự, như fune koge undo.

Một trong những khu vực rắc rối nhất khi dồn lực từ chân lên tay là vùng vai và bụng trên. Nếu chân và lưng khỏe, có thể chịu lực nhiều hơn thì sẽ giảm được áp lực lên vai và ngực, tuy nhiên toàn bộ đương truyền lực từ chân qua vai, đến tay vẫn phải được tập luyện, và khu vực vai vẫn là khu vực dễ bị căng thẳng cục bộ nhất. Rất khó có thể thay đổi thói quen từ lâu ngày.

Một dụng cụ tập luyện có ích

Có thể tạo ra dụng cụ tập bằng túi vải và một túi cát tròn, cỡ bằng quả bóng đá, có thể dùng băng dính cuốn để giữ hình dạng tròn. Để túi cát vào bên trong túi vải và treo ngang tầm bụng/ sườn.

Đẩy túi về phía trước đến mức cao ngang đầu và tay duỗi dài, đây là tư thế rất tốt để luyện trường kình, đặc biệt cho vùng bụng trên. Thay vì căng vai, cố đặt toàn bộ cơ thể vào vị trí giữa túi và chân sau, giảm thiểu căng thẳng ở vai. Nhưng cũng không được để vai lệch ra khỏi đường đặt lực.

Dùng đầu gối và hông để xoay bóng, làm như vậy trong nhiều ngày. Thay đổi chân sau và hướng đẩy bóng. Mỗi lần chỉ cần làm vài phút là đủ. Tăng cường kết nối dọc theo đường đặt lực theo cách này sẽ loại bỏ được căng thẳng ở vai và tập được khả năng phát lực từ đất đến tay.

Dùng hông eo

Do nội gia quyền dùng cấu trúc cơ thể để truyền lực từ đất lên tay, phần giữa cơ thể là phần hướng lực và điều khiển tốt nhất. Dù gọi là hông nhưng thực ra là cả khối xương và cơ cột sống và bụng dưới.

Khi tập “di chuyển từ giữa thân”, thực ra chúng ta đang tập lại các cử động đẩy, kéo và xoay làm sao để phần hông hoạt động là chủ yếu, còn lực ở tay và vai là phụ.

Dĩ nhiên là không chỉ có hông hoạt động, hông xoay là do một chân đẩy và chuyển trọng tâm sang chân kia. Khi đẩy lên, chân duỗi thẳng đẩy hông (vai chưa nhấc), làm hông hơi cong (tích lực) rồi đẩy cả khối lên tay.

Khi kéo hông đi xuống, thông qua lực liên kết của cơ để kép tay theo, ngoài ra cơ ở bụng co lại và lưng dưới đi xuống cũng làm tăng lực kéo. Nếu cần lực kéo mạnh hơn, các cơ ở phần ngực cũng có thể được dùng. Khi thở ra thì cơ ở ngực cũng tự co và đóng góp một phần vào lực kéo. Dùng cơ ở tay là phụ.

Lực xoay, đi lên hay đi xuống, truyền dọc theo đường liên kết ở lưng và vai đến tay, cũng giống như khi ta vặn một mảnh vải – lực xoay truyền từ đầu này sang đầy kia.

Lúc đầu sẽ khó cảm thấy cử động xoắn (triền ty) truyền qua toàn bộ cơ thể, nhưng với tập luyện và luyện cơ bắp, cử động xoắn này sẽ biến thành thật. Có thể cảm giác được cử động xoắn từ chân qua hông, lưng, vai, tay đến tận đầu ngón tay. Tuy nhiên hông vẫn là mắt xích mạnh nhất. Khi theo dõi cử động này, có thể hiểu được ý “tay theo hông”. Thực ra có thể nói “tay theo khủy tay, khuỷu tay theo hông, hông theo đầu gối” bởi vì lực xoắn khởi đầu từ đất lên.

Do phần lớn các nhóm cơ dùng để điều khiển cử động nằm ở vùng bụng, tập nội gia quyền sẽ tăng cường rõ rệt sức mạnh và độ khéo léo của cơ bắp ở vùng này.

Cong hông?

Ý tưởng “thẳng lưng” và “cong hông” (hay “dấu mông”) thường được nhắc đến. Tuy nhiên sẽ có vấn đề nếu dùng quá nhiều sức để giữ hông cong.

Khi nhấn mạnh thả lỏng trong nội gia quyền, không có nghĩa là thả lỏng hoàn toàn, nhưng lại trừ ra phần hông và lưng – hông cong là hệ quả của việc
mềm lưng và đầu gối. Có nhiều người tập lâu năm bị đau lưng do được dạy là phải ép hông và mông cong.

Bằng cách thả lỏng hông, và để hông dễ dàng tự xoay (lỏng đầu gối), ta đạt được nhiều thứ. Trước tiên lưng dưới sẽ hỗ trợ than và tích lực tốt hơn, vì
đốt xương sống có thể tách khỏi khung xương chậu và duỗi thẳng. Thứ hai, hông lỏng sẽ giúp các khớp dễ rơi vào vị trí thuận lợi để dẫn lực từ đất lên.

Tương tự, hông cứng sẽ dẫn đến những bất lợi ngược lại. Vì vậy khớp ở hông phải luôn được thả lỏng, và khả năng truyền lực từ đất phải được ưu
tiên.

Nguồn Internet