Monday, May 13, 2013

Triền ti kình trong Thái cực Trần gia

1. Ý kiến của anhkiet

Trước hết xin giải nghĩa rõ cho các bạn hiểu: Triền ty là triền ty chứ ko phải triền ty = trừu ty (hai chữ này khác nghĩa với nhau chứ không giống nhau như các bạn thường hiểu lầm như kiểu sanh=sinh; phúc=phước đâu nhé).

- Chữ triền = quấn, quấn quýt, nhiễu nhương, dây dưa...

- Ty (bộ ty trong chữ Hán)= sợi, có nghĩa chỉ sợi bông, sợi vải...cái gì nhỏ mà mềm, dài chẳng hạn các cụ xưa hay nói:
Xuân tàm đáo tử ty phương tận
lạp chúc thành khôi lệ vị can
(con tằm đến chết thì mới hết nhả tơ vậy).

- Triền ty trong TCQ có nghĩa là chân tay (thủ cước đặc biệt là thủ) thường thực hiện những kỹ thuật quấn nhiễu, kỹ thuật này rất phức tạp, rất khó thực hiện và không phải ai cũng làm được. Vì nó đòi hỏi người học phải có cơ bản công vững chắc, hiểu biết về Âm Dương (trong TCQ luận có nói: Niêm tức thị tẩu, tẩu tức thị niêm.... Âm Dương tương tế, phương vi đổng kình), phải có sự kết hợp một cách hoàn hảo giữa tâm-ý-khí-lực, nội ngoại, thượng hạ... phải nắm vững cơ sở lý luận của TCQ <TCQ luận, Thập Tam thế hành công tâm giải, TCQ thập yếu...> thì khi thi triển các chiêu thức mới thể hiện được cái hồn, cái thần còn ko thì ... chẳng giống ai!.
Kỹ thuật triền ty là kỹ thuật khó, là nét đặc trưng nổi bật nhất của TCQ Trần gia, là cơ sở để nhận biết giữa Trần gia và các phái trong TCQ; khó cho nên võ thuật của họ Trần không phổ cập ra ngoài được rộng dãi như các phái Dương, Tôn.... Khó cho nên đến ngay con cháu họ Trần cũng tìm cách sửa đổi nhằm thích hợp và phát triển môn võ đặc sắc này và đấy cũng chính là phát nguồn của hai chữ Tân giá (người tiên phong trong lĩnh vực này là Trần Hữu Bản do vậy ngay trong Trần gia câu, người trong thôn gọi TCQ của Trần Hữu Bản là "tiểu khuyên quyền" và gọi TCQ lão giá là "đại khuyên quyền"). Sinh thời, Trần Phát Khoa khi giảng dạy tại Bắc Kinh cũng từng gạt bỏ bớt những chiêu thức rườm rà rắc rối của bài 83 (nhất lộ) để sáng tân ra bài Trần thị 36 thức.

- Chữ Trừu = rút, lôi ra, kéo....ví dụ trong binh pháp có câu "ốc thượng trừu thê" (lừa cho đối phương trèo lên mái nhà rồi thì người ở dưới rút mất thang). Chữ trừu trong TCQ ám chỉ động tác liên miên bất tận, như người rút tơ, kéo rơm .v.v càng kéo càng ra, bởi thế TCQ thích danh Vương Tông Nhạc có nói: "Trường quyền giả như tràng giang đại hải, thao thao bất tuyệt". Em muốn học tốt kỹ thuật đó thì phải tốn rất nhiều công sức, bởi thế mới gọi là "kungfu". Cũng xin lưu ý thêm là chữ công phu là danh từ chung, danh từ dùng để chỉ mọi ngành nghề chứ ko phải danh từ dùng riêng để chỉ Võ thuật. Ví dụ: khi ta đan một tấm áo len, người ta thường khen rằng: chị ấy đan tấm áo rất công phu.

2. Phỏng vấn Chen XiaoWang

Đây là một bài phỏng vấn với Chen Xiaowang (CW), cháu nội của quyền sư Thái cực nổi tiếng Trần Phát Khoa và là một trong các hảo thủ hàng đầu tại Trần gia bây giờ. Người phỏng vấn là V.Windholz, đệ tử ông tại Paris.

VW: Ý nghĩa của triền ti công trong Trần gia thái cực là gì ?
CW: triền ti công là một series bài tập cơ bản. Tại Trung hoa, triền ti có nghĩa là xoáy. Công nghĩa là vận động hay kỹ thuật. Việc thấu hiểu vấn đề này là quan yếu đối với người mới tập hay đã có kinh nghiệm để bổ túc cho việc luyện tập.
Nhờ việc luyện tập chuyên cần các bài tập này, người tập sẽ nhận thức được một nguyên tắc cơ bản: khi đan điền (trung tâm) động, toàn thân động theo.

VW: người nào đã sáng chế ra triền ti công ?
CXW: Trần Vương Đình (1600-1680), đời thứ chín ở Trần gia, đã sáng lập ra Thái cực quyền một môn võ độc đáo cũng như triền ti công. Cốt lõi trong môn võ của ông là vận động xoáy – đó là gốc rễ của mọi động tác. Do đó triền ti công hiện diện trong mọi vận động. Sự bí ẩn của triền ti công là vô hình với ngưới mới tập, chỉ mắt người lão luyện mới thấy thôi.
Theo cách dạy cổ truyền, người tập thường bắt đầu với bài lão giá (laojia), không có các bài tập cơ bản nào ngoài bài quyền. Đó chính là lý do cần nhiều năm luyện tập chuyên cần thì mới nắm bắt được nguyên tắc của triền ti công. Rất nhiều người dù sau nhiều năm tập vẫn không thực sự hiểu thấu nguyên tắc này và thành quả cũng bị hạn chế.

Vào thập niên 80 tại Trung hoa, do chính phủ khởi xướng và cũng để đơn giản hóa võ thuật cho việc phát triển trong quảng đại quần chúng, nhiều võ sư của các môn phái khác nhau đã hợp lại và chế tác ra một loạt các bài công cơ bản để giúp người tập hiểu rõ các kỹ thuật sau này.
Các kỹ thuật trong triền ti công đúng là được dạy vào thời điểm đó. Sau đó được phổ cập khắp thế giới như là một nền tảng cơ bản cho những người nghiêm túc tập luyện để có tể hiểu sâu hơn về Thái cực.


VW: ông có thể mô tả các kỹ thuật cơ bản của triền ti công ?
CXW: đầu tiên có các bài luyện tấn tĩnh (zhan zhuang), sau đó là các bài tập động. Zhan zhuang là tư thế chuẩn bị. Đỉnh đầu treo, lưng thẳng, cột sống thả lỏng, hai chân song song khoảng cách cỡ một vai, trừ các thế tấn thấp. Dù vậy người mới tập nên đứng tấn cao, đầu gối hơi gập. Tự nhiên thoải mái là nguyên tắc cốt yếu. Cùi chỏ cong và cổ tay thả lỏng.
Đan điền phải thả lỏng và thoải mái. Trong tư thế này người tập cần chú ý sự thẳng hàng của vai/hông, cùi chỏ/đầu gối, là nguyên nhân của nhiều ách tắc. Bên ngoài trọng lượng chia đều 2 chân. Bên trong tinh thần thoải mái tập trung. Do việc tập bài này, đan điền sẽ mạnh mẽ hơn và khí chu lưu dễ dàng hơn trong cơ thể, nhằm đạt tới nội ngoại hợp nhất.
Từ bài zhan zhuang này, người tập bắt đầu với kỹ thuật gọi là zhen mian chan si (triền ti đơn thủ), chuyển từ thế tĩnh sang động bằng khai hợp bộ. Sau đó là shuang shou chan si (triền ti song thủ), tập cả tĩnh, động có tiến lùi.
Sau đó là các kỹ thuật triền ti vòng nhỏ như tiểu triền ti đơn/song thủ và cuối cùng là các bài tập chân.

VW: Nhiều người cho rằng các bài tỉền ti công này chỉ dành cho người mới tập, ông thấy thế nào ?
CXW: tất nhiên đây là bài tập cơ bản. Nếu chúng ta so sánh Thái cực với thư pháp, thì triền ti công đối với Thái cực cũng như các chữ cái cơ bản trong thư pháp. Nếu không có các chữ cơ bản không thể nào có thư pháp được. Sau nhiều năm tập chuyên cần, người tập cấp cao hiểu các bài cơ bản rồi, nhưng họ vẫn luyện chúng nhằm tinh luyện thêm để lĩnh hội môn võ. Kiến thức thì không có giới hạn và đó chính là lý do chúng ta có thể tập lâu dài.

VW: điều gì cần thiết để tập các bài triền ti công đúng đắn, đâu là lỗi hay gặp nhất ?
CXW: trước tiên, người tập cần hiểu tư thế chuẩn bị (zhan zhuang), khi luyện thế này, ý đặt ở đan điền. Khi tư thế đúng rồi, khí tụ ở đan điền sau nhiều công rèn luyện sẽ có thể chu lưu khắp cơ thể. Khi đã hiểu bài này rồi, người tập sẵn sàng để học các kỹ thuật triền ti và tôn trọng nguyên tắc: đan điền động, toàn thân động.
Các lỗi cơ bản thường gặp là chuyển vai quá nhiều để thực hiện động tác, không hiểu việc dịch chuyển trọng lượng, vặn thân quá nhiều, cùi chỏ lộ, động quá ít hay quá nhiều, lực thân đổ lên gối...
Nếu mắc một trong các lỗi trên, khí sẽ bị tắc. Để tập đúng các ky thuật này, người tập cần kiểm soát cơ thể và hướng chuyển của tay thật hoàn hảo.

VW: khí chuyển vận thế nào trong vòng của kỹ thuật triền ti ? làm khi khí có thể xuống chân được ?
CXW: Chúng ta nên xem xét hai kỹ thuật chính: zhen mian chan si – trong đó vận động khởi từ đan điền. Hướng chuyển tay quyết định hướng chuyển thân. Khi đan điền chuyển dịch, tay giống như một công tắc điện, khí giống như giòng điện.
Khí đi từ tay ra eo, rồi từ eo về đan điền, sau đó ra lưng rồi quay trở lại tay.
Đường thứ hai là khí đi từ sau ra trước chẳng hạn trong tiểu triền ti. Khi tập các kỹ thuật này thân động như rắn, tạo ra các động tác khai hợp nối nhau. Khi khai khí chuyển từ đan điền ra tay, khi hợp khí chuyển từ tay về đan điền.
Một nhầm lẫn phổ biến là cho rằng khi chúng ta vận động, khí luôn đi từ đan điền ra các chi. Điều đó không đúng. Khi tập điều quan trọng là không mất cân bằng. Một phần khí tụ tại đan điền còn một phần đi khắp cơ thể.
Về việc khí chuyển xuống chân, khí chuyển sẽ tạo ra một sóng từ chân lên hông. Khi bàn chân mở ra ngoài khí chuyển từ đan điền xuống chân (ni chan) và ngược lại (su chan).

VW: khi tập tinh thần nên thế nào trong các bài tập này ?
CXW: nên tập trung 50% vào việc dẫn khí, còn 50% tự do. Nếu quá tập trung vào dẫn khí nhiều ách tắt có thể xảy ra.

VW: loại kình nào xuất hiện khi ta tập triền ti, đó có phải bằng kình không ?
CXW: tất nhiên, bằng kình xuất hiện trong mọi kỹ thuật. Nó tương ứng với cảm giác „đầy“ trong thân. Từ bằng kình có thể phát triển các loại kình khác (lý, tê, án...). Nếu không có nó ta chả phát triển được loại kình nào cả.

VW: triền ti công có phải là cách tốt nhất để tích lũy nội lực (kình) không ? Đâu là mối liên hệ giữa nó và phát kình ?
CXW: tập triền ti là một cách rất hay để tích tụ nội lực, nhưng tất nhiên đó không phải cách duy nhất. Việc tập còn có luyện quyền và binh khí. Sau đó người tập sẽ tập dần từ nhu đến cương. Thật ra việc luyện lực với bóng Thái cực hay các dụng cụ nặng khác chỉ nên tiến hành khi người tập đã hiểu và thực hành được các nguyên tắc cơ bản. Việc vội vã áp dụng chúng chỉ làm cho việc tồi tệ đi thôi.
Tất nhiên có sự liên quan giữa tập triền ti và phát kình. Khi mà khí chuyển êm ả và người tập hiểu các nguyên tắc vận động của Thái cực quyền thì họ có sẽ khả năng phát kình tốt.

VW: chúng ta có thể luyện nội lực bằng cách chỉ luyện quyền được không ?
CXW: theo lối cổ truyền, người tập chỉ luyện từ lão giá và không tập các động tác triền ti cơ bản. Trên thực tế cũng có thể chỉ luyện quyền mà thôi nhưng đó là cách khó hơn. Zhan zhuang, triền ti công cơ bản, tập với côn là các bài hữu dụng và nên được luyện hàng ngày.

VW: ông có cho là các bài triền ti công có ích để hiểu hơn về quyền, thôi thủ hay ứng dụng không ? Nếu đúng đâu là mối liên quan ?
CXW: Mối liên hệ là hiển nhiên. Khi hiểu được nguyên tắc rồi, người tập có thể áp dụng vào bài quyền, thôi thủ, ứng dụng. Từ các bài cơ bản, người tập sẽ tập qua các bài nhu (lão giá 19, 38 động tác) và rồi pháo chùy (lão giá, tiểu giá) - cuối cùng là binh khí (kiếm, đao, thương...)
Khi khí yếu thì người tập rất khó hóa lực trong khi tập thôi thủ hay ứng dụng. Đó là lý do tại sao việc tập các bài cơ bản là cần thiết cho quá trình luyện tập.  

VẬN ĐỘNG XOẮN ỐC CỦA TRIỀN TY THUẬN NGHỊCH

Quyền phổ quy định:

“Vận kình như trừu ty
Vận kình như triền ty
Nhậm quân khai triển dữ thu liễm , thiên vạn bất khả ly thái cực
Diệu thủ nhất vận nhất thái cực, tích tượng hoá hoàn quy ô hữu”

(Tạm dịch: Vận kình như kéo tơ, quấn tơ. Dù khai triển hoặc thu liễm trăm ngàn lần không thể rời thái cực. Người giỏi mỗi cử động phù hợp thái cực, khiến người ngoài không thể biết được )

Bốn quy định trên đây cho thấy vận động TCQ rất gần như hình dạng kéo tơ . Kéo tơ là vừa xoay vừa kéo, vì trong động tác có thẳng có xoay tròn tự nhiên hình thành theo đường xoắn ốc. Đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập cong và thẳng . Nói triền ty kình hoặc trừu ty kình đều là chỉ ý này, là vì trong quá trình triền ty sự co duỗi của tứ chi cũng sinh ra hình xoắn ốc. Bởi vậy quyền luận nói cho dù động tác khai triển lớn hoặc động tác khẩn tấu nhỏ lớn đều không bao giờ có thể rời khỏi thái cực kình thống nhất, đối lập này . Sau khi luyện thuần thục ,vòng triền ty này càng luyện càng nhỏ , đạt đến cảnh giới có khuyên mà không thấy có khuyên .Đến lúc đó chỉ còn là ý biết mà thôi . Cho nên vận động xoắn ốc thống nhất các mặt đối lập của thuận nghịch triền ty được coi là đặc điểm của TCQ.

1.Thực chất của vận kình triền ty

TCQ yêu cầu vận kình như triền ty (quấn tơ) hoặc nói vận kình như trừu ty (kéo tơ). Hai cách ví này đều nói lên hình tượng vận động như xoắn ốc. Đồng thời theo một đường cong , tựa như viên đạn sau khi thông qua đường khương tuyến trong nòng súng ống khi bay trong không gian , bản thân tự xoay quanh trục của nó lại bay theo đường vận động của vật được ném đi. Triền ty kình của TCQ mang dáng dấp của hình tượng này.
Trước đã nói rõ , vận động TCQ cần có hình như quấn tơ,vậy trong thực tế phải vận hành như thế nào ? Thực ra rất đơn giản , tức tại yêu cầu nhất động toàn động, động tác lòng bàn tay xoay từ trong ra ngoài hoặc từ ngoài vào trong đều lấy sự xoay chuyển ngón trỏ làm tiêu chuẩn .

Lúc này ngón trỏ xoay từ trong ra ngoài gọi là thuận triền(xoay thuận); ngón tay trỏ xoay từ ngoài vào trong gọi là nghịch triền(xoay nghịch).

2.Tác dụng của vận kình triền ty

Khi luyện quyền , nắm tay co duỗi thẳng mà không xoay chuyển lòng bàn tay , nếu như chân chỉ "tiền cung hậu toạ" mà không xoay chuyển phối hợp tả hữu thì sẽ phát sinh khuyết điểm chỏi lực "đỉnh kháng". Để sửa sai khuyết điểm này cần phải sử dụng kình xoắn ốc bởi vì khúc suất của vòng xoắn ốc thường biến đổi , do sự xoay chuyển nên bất cứ áp lực nào ép lên một vật đang xoay đều tự nhiên bị sự xoay chuyển làm trước. Để sửa sai khuyết điểm này cần tự nhiên bị sự xoay chuyển làm trượt đi mà "lạc không".Đây là phép "hoá kình" theo khoa học cho thấy tác dụng của nó.



Triền ty có dạng xoắn ốc là nguyên lai của TCQ . Loại vận động xoắn ốc này là phương thức vận động độc đáo của quyền thuật Trung Quốc, hiếm có trên thế giới . Trên phương diện rèn luyện thể lực , nó khiến cho toàn thân chuyển động tiết tiết quán xuyến, nhờ đó tiến đến cảnh giới một động không chỗ nào không động (nhất động vô hữu bất động) của công phu '"nội ngoại tương hợp". Nó có tác dụng xoa bóp nội tạng . Đồng thời khiến cho thần khí bên ngoài phát sinh cổ đãng, làm mạnh vỏ đại não, từ đó tiến thêm một bước là làm mạnh khoẻ các tổ chức khí quan toàn thân.

3.Chủng loại và yếu điểm của triền ty kình

Dựa theo tính năng ,có thể chia triền ty kình TCQ thành hai loại cơ bản : một loại là thuận triền ty, đó là lòng bàn tay xoay lật từ trong ra ngoài , trong thuận triền ty tuyệt đại đa số là “bằng kình” . Loại còn lại gọi là nghịch triền ty, đó là lòng bàn tay xoay lật từ ngoài vào trong , trong nghịch triền ty hầu hết là “loát kình” (Nét vẽ rời trong Hình 2).Hai loại kình này đồng thời quán xuyến từ đầu chí cuối trong suốt quá trình vận động của TCQ. Vì vậy có thể nói trong mỗi động tác TCQ đếu có sự chuyển hóa lẫn nhau của bằng kình, loát kình, chúng có sự mâu thuẫn cơ bản trong vận động, đồng thời lại chuyển hóa thành nhất nguyên. Cả hai loại kình này có sự biến đổi khác nhau tùy theo phương vị của từng động tác, đồng thời chia thành năm cặp phương vị triền ty khác nhau (Hình 4). Các hướng thượng hạ, tả hữu hợp thành một vòng tròn tổng thể, đồng thời kết hợp với bên trong và bên ngoài biến hình tròn theo mặt phẳng thành hình tròn lập thể, đây chính là nét đặc sắc vốn có của vận động triền ty TCQ. Ngoài ra, kết hợp tả hữu phùng nguyên khi luyện quyền, tiến thoái linh hoạt cùng với phương vị triền ty, đáp ứng yêu cầu luyện thân và phòng thân. Trong mỗi động tác, quyền thức TCQ, dựa trên cơ sở của triền ty thuận nghịch, ít nhất cần phải có sự kết hợp của ba cặp phương vị để thực hiện vận động. Nếu nắm được quy luật này thì sẽ có được đường vận động cong xoắn ốc, hỗ trợ rất nhiều cho việc luyện quyền hay sửa quyền.

a).Động tác “Vân thủ”

Đây là quyền thức duy nhất trong thập tam thế, bao hàm "song thuận chuyển thành song nghịch, tả hữu đại triền ty". Khi vận động , triền ty cơ bản của hai tay là lòng bàn tay thuận truyền từ trong ra ngoài chuyển thành nghịch triền từ ngoài vào trong, phương vị triền ty của nó là trái phải trên dưới và hơi có hướng trong ngoài. Vòng tròn tả hữu,trên dưới là một hình tròn phẳng, nhưng nếu làm cho hình tròn ấy hơi có hướng trong ngoài thì nó có thể thành một hình tròn lập thể trong không gian, có thể đạt tới công dụng "khí thiếp tích bối"

b).Động tác “Bạch hạc lượng xí”

Triền ty cơ bản của nó là một thuận một nghịch, là loại triền ty tương đối phổ biến trong giá thức , phương vị triền ty của nó là trên dưới và trong ngoài.Triền ty một thuận một nghịch có nghĩa là tay trái nghịch triền hướng vào trong, hướng xuống; tay phải thuận triền hướng ra ngoài, hướng lên. Hai động tác này hợp lại, yêu cầu "lưỡng bát tương bộ"(lúc vận động hai cánh tay giống như có một sợi dây cột lại với nhau khiến dạng thức của chúng hỗ tương nhau, yêu cầu hai tay phối hợp) làm thành một "bằng khuyên"(vòng tròn phẳng) chia ra trái nghịch phải thuận và trái xuống phải lên.

Các thí dụ trên cho thấy rõ, quyền thức TCQ tuy có nhiều dạng hoa mỹ chuyển hoán khác nhau nhưng dựa theo triền ty cơ bản của nó mà xét thì cực kỳ đơn giản . Các quyền thức đại khái không ngoài tổ hợp của ba loại "song thuận triền ty", "song nghịch triền ty" và "nhất thuận nhất nghịch triền ty". Nếu dựa theo pháp phân tích này và dò xét cách đi quyền của mình mà liệt kê thành biểu thì có thể là chổ dựa cho sự luyện tâp của chính mình.Có được chỗ dựa này rồi, ắt có thể phân biệt rõ ràng các loại kình , đạt đến "nội ngoại tương hợp và tiết tiết quán xuyến trên cơ sở nâng cao đàn tính đạt tới yêu cầu tư thế chính xác.ẬN ĐỘNG XOẮN ỐC CỦA TRIỀN TY THUẬN NGHỊCH

Quyền phổ quy định:

“Vận kình như trừu ty
Vận kình như triền ty
Nhậm quân khai triển dữ thu liễm , thiên vạn bất khả ly thái cực
Diệu thủ nhất vận nhất thái cực, tích tượng hoá hoàn quy ô hữu”

(Tạm dịch: Vận kình như kéo tơ, quấn tơ. Dù khai triển hoặc thu liễm trăm ngàn lần không thể rời thái cực. Người giỏi mỗi cử động phù hợp thái cực, khiến người ngoài không thể biết được )

Bốn quy định trên đây cho thấy vận động TCQ rất gần như hình dạng kéo tơ . Kéo tơ là vừa xoay vừa kéo, vì trong động tác có thẳng có xoay tròn tự nhiên hình thành theo đường xoắn ốc. Đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập cong và thẳng . Nói triền ty kình hoặc trừu ty kình đều là chỉ ý này, là vì trong quá trình triền ty sự co duỗi của tứ chi cũng sinh ra hình xoắn ốc. Bởi vậy quyền luận nói cho dù động tác khai triển lớn hoặc động tác khẩn tấu nhỏ lớn đều không bao giờ có thể rời khỏi thái cực kình thống nhất, đối lập này . Sau khi luyện thuần thục ,vòng triền ty này càng luyện càng nhỏ , đạt đến cảnh giới có khuyên mà không thấy có khuyên .Đến lúc đó chỉ còn là ý biết mà thôi . Cho nên vận động xoắn ốc thống nhất các mặt đối lập của thuận nghịch triền ty được coi là đặc điểm của TCQ.

1.Thực chất của vận kình triền ty

TCQ yêu cầu vận kình như triền ty (quấn tơ) hoặc nói vận kình như trừu ty (kéo tơ). Hai cách ví này đều nói lên hình tượng vận động như xoắn ốc. Đồng thời theo một đường cong , tựa như viên đạn sau khi thông qua đường khương tuyến trong nòng súng ống khi bay trong không gian , bản thân tự xoay quanh trục của nó lại bay theo đường vận động của vật được ném đi. Triền ty kình của TCQ mang dáng dấp của hình tượng này.
Trước đã nói rõ , vận động TCQ cần có hình như quấn tơ,vậy trong thực tế phải vận hành như thế nào ? Thực ra rất đơn giản , tức tại yêu cầu nhất động toàn động, động tác lòng bàn tay xoay từ trong ra ngoài hoặc từ ngoài vào trong đều lấy sự xoay chuyển ngón trỏ làm tiêu chuẩn .

Lúc này ngón trỏ xoay từ trong ra ngoài gọi là thuận triền(xoay thuận); ngón tay trỏ xoay từ ngoài vào trong gọi là nghịch triền(xoay nghịch).

2.Tác dụng của vận kình triền ty

Khi luyện quyền , nắm tay co duỗi thẳng mà không xoay chuyển lòng bàn tay , nếu như chân chỉ "tiền cung hậu toạ" mà không xoay chuyển phối hợp tả hữu thì sẽ phát sinh khuyết điểm chỏi lực "đỉnh kháng". Để sửa sai khuyết điểm này cần phải sử dụng kình xoắn ốc bởi vì khúc suất của vòng xoắn ốc thường biến đổi , do sự xoay chuyển nên bất cứ áp lực nào ép lên một vật đang xoay đều tự nhiên bị sự xoay chuyển làm trước. Để sửa sai khuyết điểm này cần tự nhiên bị sự xoay chuyển làm trượt đi mà "lạc không".Đây là phép "hoá kình" theo khoa học cho thấy tác dụng của nó.



Triền ty có dạng xoắn ốc là nguyên lai của TCQ . Loại vận động xoắn ốc này là phương thức vận động độc đáo của quyền thuật Trung Quốc, hiếm có trên thế giới . Trên phương diện rèn luyện thể lực , nó khiến cho toàn thân chuyển động tiết tiết quán xuyến, nhờ đó tiến đến cảnh giới một động không chỗ nào không động (nhất động vô hữu bất động) của công phu '"nội ngoại tương hợp". Nó có tác dụng xoa bóp nội tạng . Đồng thời khiến cho thần khí bên ngoài phát sinh cổ đãng, làm mạnh vỏ đại não, từ đó tiến thêm một bước là làm mạnh khoẻ các tổ chức khí quan toàn thân.

3.Chủng loại và yếu điểm của triền ty kình

Dựa theo tính năng ,có thể chia triền ty kình TCQ thành hai loại cơ bản : một loại là thuận triền ty, đó là lòng bàn tay xoay lật từ trong ra ngoài , trong thuận triền ty tuyệt đại đa số là “bằng kình” . Loại còn lại gọi là nghịch triền ty, đó là lòng bàn tay xoay lật từ ngoài vào trong , trong nghịch triền ty hầu hết là “loát kình” (Nét vẽ rời trong Hình 2).Hai loại kình này đồng thời quán xuyến từ đầu chí cuối trong suốt quá trình vận động của TCQ. Vì vậy có thể nói trong mỗi động tác TCQ đếu có sự chuyển hóa lẫn nhau của bằng kình, loát kình, chúng có sự mâu thuẫn cơ bản trong vận động, đồng thời lại chuyển hóa thành nhất nguyên. Cả hai loại kình này có sự biến đổi khác nhau tùy theo phương vị của từng động tác, đồng thời chia thành năm cặp phương vị triền ty khác nhau (Hình 4). Các hướng thượng hạ, tả hữu hợp thành một vòng tròn tổng thể, đồng thời kết hợp với bên trong và bên ngoài biến hình tròn theo mặt phẳng thành hình tròn lập thể, đây chính là nét đặc sắc vốn có của vận động triền ty TCQ. Ngoài ra, kết hợp tả hữu phùng nguyên khi luyện quyền, tiến thoái linh hoạt cùng với phương vị triền ty, đáp ứng yêu cầu luyện thân và phòng thân. Trong mỗi động tác, quyền thức TCQ, dựa trên cơ sở của triền ty thuận nghịch, ít nhất cần phải có sự kết hợp của ba cặp phương vị để thực hiện vận động. Nếu nắm được quy luật này thì sẽ có được đường vận động cong xoắn ốc, hỗ trợ rất nhiều cho việc luyện quyền hay sửa quyền.

a).Động tác “Vân thủ”

Đây là quyền thức duy nhất trong thập tam thế, bao hàm "song thuận chuyển thành song nghịch, tả hữu đại triền ty". Khi vận động , triền ty cơ bản của hai tay là lòng bàn tay thuận truyền từ trong ra ngoài chuyển thành nghịch triền từ ngoài vào trong, phương vị triền ty của nó là trái phải trên dưới và hơi có hướng trong ngoài. Vòng tròn tả hữu,trên dưới là một hình tròn phẳng, nhưng nếu làm cho hình tròn ấy hơi có hướng trong ngoài thì nó có thể thành một hình tròn lập thể trong không gian, có thể đạt tới công dụng "khí thiếp tích bối"

b).Động tác “Bạch hạc lượng xí”

Triền ty cơ bản của nó là một thuận một nghịch, là loại triền ty tương đối phổ biến trong giá thức , phương vị triền ty của nó là trên dưới và trong ngoài.Triền ty một thuận một nghịch có nghĩa là tay trái nghịch triền hướng vào trong, hướng xuống; tay phải thuận triền hướng ra ngoài, hướng lên. Hai động tác này hợp lại, yêu cầu "lưỡng bát tương bộ"(lúc vận động hai cánh tay giống như có một sợi dây cột lại với nhau khiến dạng thức của chúng hỗ tương nhau, yêu cầu hai tay phối hợp) làm thành một "bằng khuyên"(vòng tròn phẳng) chia ra trái nghịch phải thuận và trái xuống phải lên.

Các thí dụ trên cho thấy rõ, quyền thức TCQ tuy có nhiều dạng hoa mỹ chuyển hoán khác nhau nhưng dựa theo triền ty cơ bản của nó mà xét thì cực kỳ đơn giản . Các quyền thức đại khái không ngoài tổ hợp của ba loại "song thuận triền ty", "song nghịch triền ty" và "nhất thuận nhất nghịch triền ty". Nếu dựa theo pháp phân tích này và dò xét cách đi quyền của mình mà liệt kê thành biểu thì có thể là chổ dựa cho sự luyện tâp của chính mình.Có được chỗ dựa này rồi, ắt có thể phân biệt rõ ràng các loại kình , đạt đến "nội ngoại tương hợp và tiết tiết quán xuyến trên cơ sở nâng cao đàn tính đạt tới yêu cầu tư thế chính xác.

3. Videos




No comments:

Post a Comment